USP của sản phẩm là gì?

USP là gì? Một USP hoàn hảo được xây dựng qua những bước nào?

Ngày nay, khách hàng rất dễ bị bối rối trước sự xuất hiện của vô số sản phẩm dịch vụ và những gì nổi bật nhất thường sẽ được lựa chọn. Đó là lý do bạn cần có USP cho doanh nghiệp của mình. Vậy USP nghĩa là gì? USP có vai trò cụ thể như thế nào cho hoạt động kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. USP của sản phẩm là gì?

USP là điểm bán hàng độc đáo mỗi doanh nghiệp cần có để truyền tải cho khách hàng.

USP là điểm bán hàng độc đáo mỗi doanh nghiệp cần có để truyền tải cho khách hàng.

Trước hết, USP là viết tắt của từ gì?

Unique Selling Point – điểm bán hàng độc nhất. USP là một yếu tố để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Chẳng hạn như chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường hoặc một số khác biệt khác. Nói cách khác, USP có thể được coi là “những gì bạn có còn đối thủ cạnh tranh thì không”.

Các USP độc đáo và hiệu quả có thể truyền thông chỉ bằng một vài từ mang thông điệp đáng nhớ là đã giải thích sự khác biệt và lợi ích mà khách hàng nhận được. Trong quá khứ và hiện tại, vẫn có rất nhiều công ty sử dụng USP làm khẩu hiệu của họ.

2. Vai trò của USP

USP là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh.

USP là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh.

USP là những điểm khác biệt doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh, do vậy đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh. Cụ thể hơn, Unique Selling Point mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích tuyệt vời sau: 

  • Thu hút khách hàng mục tiêu và tăng doanh thu bán hàng: Sở hữu một USP mạnh mẽ ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt khách hàng và giúp họ để mắt, chú ý nhiều hơn đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ đó doanh nghiệp có thể tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tăng doanh thu bán hàng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
  • Định hướng doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu dài hạn: Để nhận biết được điểm bán hàng khác biệt và độc nhất của mình, doanh nghiệp sẽ có thể phải trải qua một quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá và thử nghiệm trong một thời gian dài. Xác định và phát triển USP sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc đạt được mục tiêu dài hạn của mình.
  • Đóng vai trò trong xây dựng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp: USP sẽ có thể truyền đạt tối đa những lợi ích độc đáo đến với khách hàng tiềm năng và là một phần tất yếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. USP chất lượng sẽ khiến thương hiệu trong mắt khách hàng trở nên ấn tượng hơn. 
  • Yếu tố không thể bỏ qua trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp: Một USP rõ ràng có thể là một công cụ hiệu quả để giúp bạn định hình và tập trung vào các mục tiêu Marketing để thiết lập thành công thương hiệu và sản phẩm. USP giúp chiến dịch trở nên đáng nhớ và tạo hiệu quả tích cực trong các hoạt động truyền thông, Marketing của doanh nghiệp.
  Winning Product là gì? Điều gì làm nên một Winning Product?

3. 5 bước quan trọng nhất để tạo 1 USP hoàn hảo

Những vai trò của USP ở trên đã chỉ ra mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình điểm riêng biệt độc nhất để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầy tính cạnh tranh. Để tạo ra một USP hoàn hảo, bạn cần thực hiện 5 bước sau:

Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh là điều không thể thiếu để xây dựng nên 1 Unique Selling Point tuyệt vời.

Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh là điều không thể thiếu để xây dựng nên 1 Unique Selling Point tuyệt vời.

  • Bước 1 – Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ: Bạn cần hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ mình đang kinh doanh thì mới có thể truyền tải rõ ràng đến khách hàng tiềm năng điểm khác biệt và những lợi ích họ sẽ nhận được. Để có thể hiểu thêm về sản phẩm / dịch vụ trong quá trình xây dựng và phát triển USP, doanh nghiệp có thể tự trả lời một số câu hỏi sau:
    • Sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp là gì?
    • Doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
    • Tính năng chính của sản phẩm /dịch vụ là gì, có gì đặc biệt so với đối thủ?
    • Sản phẩm /dịch vụ của bạn có thể đem lại lợi ích và giá trị gì tới cho khách hàng?
  • Bước 2 – Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu: Chân dung khách hàng (Persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của họ. Bằng việc xây dựng chân dung và hiểu về khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có căn cứ để xây dựng USP cho mình.
  • Bước 3 – Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh: Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển USP của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, tính năng của sản phẩm hay dịch vụ của họ có gì đặc biệt không, khách hàng của họ là ai để từ đó xác định được điểm bán hàng độc nhất của mình để sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
  • Bước 4 – Tổng hợp và chọn lọc thông tin để xác định USP: Từ những phân tích ở các bước trên, doanh nghiệp nên chọn lọc 1 – 2 điểm USP phù hợp nhất để phát triển các chiến lược xây dựng thương hiệu và Marketing.
  • Bước 5 – Đánh giá hiệu quả: Đây là bước cuối dùng không nên bỏ qua. Sau khi xây dựng USP, doanh nghiệp cần đánh giá liệu điểm bán hàng độc nhất liệu có đạt được những yêu cầu, hiệu quả như mong muốn không và có thể xem xét việc điều chỉnh nếu cần thiết.
  [TỔNG HỢP] Các mặt hàng Dropshipping tiềm năng cho năm 2022

4. USP và PoD có giống nhau không?

4.1. Khái niệm PoD

POD – Point of Difference là một trong các yếu tố khiến hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Có rất nhiều cách khác nhau để tạo nên sự khác biệt này ở một sản phẩm (cả tích cực và tiêu cực). Tuy nhiên PoD chỉ để mô tả các yếu tố khác biệt mang tính tích cực.

Những điểm khác biệt này thường là các thuộc tính hoặc lợi ích khiến người dùng liên kết mạnh mẽ với doanh nghiệp của bạn và những điểm khác biệt này cũng thường được “thông báo” rõ ràng cho người tiêu dùng.

4.2. POD vs USP

USP và PoD có khái niệm gần như tương đồng hoàn toàn

USP và PoD có khái niệm gần như tương đồng hoàn toàn

Như vậy có thể thấy cả hai khái niệm đều có rất nhiều điểm tương đồng. Trong thực tế, 2 khái niệm này vẫn thi thoảng được dùng thay thế cho nhau, nhưng được dùng phổ biến hơn là USP.

Trong khi một số chuyên gia cho rằng USP được xây dựng dựa trên PoD thì một số khác lại cho rằng PoD chỉ ra những yếu tố làm nên tính độc đáo của sản phẩm, còn USP sẽ chỉ ra cách bạn bán sản phẩm của mình như thế nào để khách hàng nhận ra những độc đáo của sản phẩm.

Vậy ý kiến của bạn thì sao? Hãy cho ShopBase biết nhé!

5. USP và những ví dụ “kinh điển” của một số ngành hàng

Cách tốt nhất giúp bạn hình dung về các USP ấn tượng hiệu quả chính là thông qua các ví dụ. Dưới đây là 15 ví dụ cụ thể về các thương hiệu đã xây dựng thành công USP cho chính mình bạn có thể tham khảo.

5.1. Baemin: “Ăn ở nhà cũng ngon”

Baemin là thương hiệu về app đặt và giao đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Baemin đã đưa ra slogan: “Ăn ở nhà cũng ngon”. Với USP trên, Baemin đã giúp khách hàng có thể ngồi ngay tại nhà mình, mở App điện thoại lên, lựa chọn món họ thích và combo khác nếu cần. Sau đó, việc của khách hàng là ngồi chờ người giao đồ ăn nhanh đến tận nhà cho mình mà không cần phải đi đâu xa. 

5.2. VinFast: ”Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam”

Vinfast là một thương hiệu xe của tập đoàn VinGroup. Đây là thương hiệu xe hơi đầu tiên tại Việt Nam, được sở hữu 100% từ chủ doanh nghiệp Việt và có dây chuyền lắp ráp và gia công do chính tay người Việt Nam tự sản xuất. Chính vì điều này, thương hiệu Vinfast đã khơi gợi và tạo nên niềm tự hào mãnh liệt về thương hiệu riêng của người dùng Việt Nam.

USP “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” có mặt trong hầu hết chiến dịch Marketing của Vinfast.

USP “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” có mặt trong hầu hết chiến dịch Marketing của Vinfast.

5.3. Tiki: “Siêu nhanh, siêu tiết kiệm”

Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại thị trường Việt Nam. USP của Tiki là tập trung vào việc giao hàng tới khách hàng một cách nhanh nhất mà vẫn có thể giúp họ tiết kiệm trong quá trình mua sắm với Tiki. Khách hàng có thể nhận hàng một cách nhanh chóng nhất chỉ với 2 giờ đồng hồ. Với điểm khác biệt này, Tiki đã tạo tiếng vang về chất lượng dịch vụ của mình với rất nhiều khách hàng.

5.4. Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt”

Biti’s được biết đến như thương hiệu “giày quốc dân” tại Việt Nam với khẩu hiệu nổi tiếng: “Nâng niu bàn chân Việt”. Đây chính là sứ mệnh mà Biti’s hướng đến trong nhiều năm qua khi các sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị hiếu của người dùng qua từng mốc thời gian khác nhau. Đặc biệt, những đôi giày, dép của thương hiệu luôn phải đảm bảo được sự an toàn, êm nhẹ và tạo được sự thoải mái cho người sử dụng.

5.5. M&M’s: “The milk chocolate melts in your mouth, not in your hand”

Tạm dịch: Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn.

Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng USP này của M&M’s lại thu hút sự quan tâm lớn từ phía người dùng. Trong khi các thương hiệu khác đua nhau truyền tải những thông điệp về chất lượng thì M&M’s nghĩ đến việc sản phẩm của họ không tan chảy khi khách hàng cầm nó trên tay. Với cách này đã khiến thương hiệu bán sôcôla này trở nên thực sự nổi bật.

USP của M&M’s thực sự ấn tượng góp phần làm nên sự nổi tiếng và thành công của thương hiệu.

USP của M&M’s thực sự ấn tượng góp phần làm nên sự nổi tiếng và thành công của thương hiệu.

5.6. Domino’s Pizza: “You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free”

Tạm dịch: Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí.

Không chỉ có những USP ngắn gọn mới đem lại hiệu quả, USP này của Domino’s Pizza đã chứng minh điều đó. Thương hiệu đã khéo léo lựa chọn dịch vụ giao hàng của mình để làm điểm độc đáo khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Khi bắt đầu sử dụng Unique Selling Point này, hãng pizza đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. 

5.7. Debeers: “A diamond is forever”

Tạm dịch: Kim cương là mãi mãi.

Đây là một điểm bán hàng độc nhất đã tồn tại với doanh nghiệp từ 1948 đến nay. Slogan chỉ ra rằng một viên kim cương, gần như không thể phá vỡ, sẽ tồn tại mãi mãi và do đó nó tượng trưng cho tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Kết quả là kim cương trở thành sự lựa chọn gần như hoàn hảo 100% cho nhẫn đính hôn của khách hàng. Và đây trở thành khẩu hiệu được bầu chọn là tốt nhất trong số các khẩu hiệu quảng cáo của thế kỷ 20.

  Những ý tưởng kinh doanh online không cần vốn hấp dẫn nhất trong năm 2022

5.8. Avis: “We’re number two. We try harder”

Tạm dịch: Chúng tôi là số hai. Chúng tôi cần cố gắng hơn nữa. 

USP của Avis dường như đã biến một đặc điểm tiêu cực trở thành lợi ích. Họ phát triển thông điệp này dựa vào chính hoàn cảnh thực tế mình gặp phải. Trong mắt khách hàng, họ không được xem trọng bằng các đối thủ. Vì vậy họ đã nghĩ ra chiến dịch “We Try Harder” và đã rất thành công, thị phần của Avis đã tăng từ 11% lên 35% chỉ trong bốn năm.

Khai thác thông minh tình huống hiện tại giúp Avis có một USP hoàn hảo.

Khai thác thông minh tình huống hiện tại giúp Avis có một USP hoàn hảo.

5.9. Death Wish Coffee: “World’s strongest coffee”

Tạm dịch: Cà phê đậm đà nhất thế giới.

Death Wish Coffee là một ví dụ xuất sắc về việc phát triển Unique Selling Point cho sản phẩm. Các thông điệp của họ được tuyên bố rõ ràng trên bao bì sản phẩm và có chính sách hoàn tiền đầy đủ nếu bất kỳ ai nói rằng đây không phải cốc cà phê đậm nhất mà họ từng có.

5.10. Tattly Tattoos: “Fake tattoos by real artists”

Tạm dịch: Hình xăm giả được tạo nên bởi các nghệ sĩ thực thụ. 

Sản phẩm của Tattly Tattoos cung cấp những hình xăm giả nghệ thuật tuyệt đẹp, phức tạp, đáp ứng toàn bộ nhu cầu cho mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Thương hiệu của họ cho phép khách hàng có những hình xăm giống như thật nhưng không cần bỏ chi phí quá cao. 

5.11. Third Love: “We have the right fit”

Tạm dịch: Chúng tôi có mọi kích cỡ dành cho bạn.

Nội y phụ nữ là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la, vì vậy, thương hiệu mới là Third Love muốn tồn tại và phát triển được thì phải tìm được điểm khác biệt của mình. Third Love đã biến USP của họ trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu. Họ không chỉ truyền tải thông điệp mà còn xây dựng bài kiểm tra để tìm ra kích cỡ phù hợp cho khách hàng. Để đi sâu hơn nữa về lời hứa của họ, họ cũng cung cấp mọi kích cỡ và đảm bảo “hãy thử trước khi mua”.

5.12. Canva: “Empowering the world to design”

Canva đang cực kỳ thành công và phát triển mạnh mẽ với USP của mình.

Canva đang cực kỳ thành công và phát triển mạnh mẽ với USP của mình.

Tạm dịch: Trao quyền thiết kế cho thế giới.

Canva là một nền tảng thiết kế và xuất bản trực tuyến nhằm mục đích giúp mọi người dễ dàng tạo và chia sẻ sản phẩm đồ họa. Trong khi các công cụ đối thủ cung cấp các tính năng chỉnh sửa nâng cao hơn – đi kèm sự đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật,  các tính năng của Canva cho phép những người mới hoàn thành thiết kế một hình ảnh, tờ rơi hoặc tài liệu chuyên nghiệp trong vài phút. Bằng cách hiểu vị trí của mình trên thị trường, họ đã có thể phát hiện ra lợi thế cạnh tranh và đang phát triển rất mạnh mẽ.

5.13. Robinhood: “Investing for everyone”

Tạm dịch: Đầu tư cho tất cả mọi người. 

Robinhood là một nền tảng đầu tư tin rằng hệ thống tài chính sẽ hoạt động cho tất cả mọi người, không chỉ những người giàu có. Bất kỳ ai quan tâm đều có thể đầu tư vào hàng nghìn cổ phiếu chỉ với $1 từ điện thoại thông minh của họ mà không cần biết trước về thị trường. USP của thương hiệu rất đơn giản và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận điểm độc đáo của sản phẩm. 

5.14.  Anchor: “For everyone, every where, for free”

Tạm dịch: Dành cho mọi người, mọi nơi và miễn phí.

USP này phá vỡ mọi trở ngại cản trở khách hàng muốn bắt đầu một podcast. Đây là một nền tảng giúp bạn làm những gì bạn muốn, từ nơi bạn muốn và không tính phí đặc quyền. Điều này đã khiến Anchor thu hút được đông đảo người dùng trên khắp thế giới.

USP của Anchor nhấn mạnh những lợi ích mà nền tảng có thể cung cấp cho khách hàng.

USP của Anchor nhấn mạnh những lợi ích mà nền tảng có thể cung cấp cho khách hàng.

5.15. Stripe: “Payments infrastructure for the internet”

Tạm dịch: “Cơ sở hạ tầng thanh toán cho internet”

Stripe là một nhà cung cấp xử lý thanh toán trực tuyến cho phép các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán từ khách hàng của họ. Hoạt động trong cùng một thị trường với PayPal, nhưng Stripe nổi bật rõ rệt. Họ đã làm thế nào? Bằng cách tập trung vào các doanh nhân. Thay vì chỉ cung cấp một cổng thanh toán như PayPal, Stripe cung cấp “Cơ sở hạ tầng thanh toán cho internet”. Nó cung cấp cho các doanh nghiệp mọi thứ họ cần để quản lý các khoản thanh toán trực tuyến của họ. 

Stripe là một công ty biết rõ đối tượng mục tiêu của mình – và USP của họ phản ánh điều này. Điều này giúp họ lọc ra những người không phù hợp cũng như thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng. 

Tóm lại, USP không phải một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt và truyền tải tốt những điểm độc đáo, khác biệt của thương hiệu đến khách hàng mục tiêu. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn hiểu USP là gì và có cho mình ý tưởng xây dựng USP cho thương hiệu.  

Nếu bạn đang tìm hiểu về Dropshipping, hãy liên hệ ngay với ShopBase để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *