Chăm chút ngay checkout page của bạn, đừng để sales lọt qua kẽ tay!
Công cuộc kinh doanh online chưa bao giờ dễ dàng. Có từng lên kế hoạch quảng cáo kĩ càng, chăm chút cho từng sản phẩm, dự trù những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để chuẩn bị chinh chiến cho một mùa sales hiệu quả thì mới hiểu con đường này gập ghềnh như thế nào. Thêm vào đó, vô vàn những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng cũng khiến các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử nhăn mày bóp trán.
Lưu lượng truy cập vào website cửa hàng là một trong những yếu tố khiến tâm trạng người kinh doanh thấp thỏm không yên. Lưu lượng thấp mà lo thì đã đành, giờ kể cả số có cao đến đâu thì vẫn chẳng yên tâm ‘ăn ngon ngủ kĩ’ nổi. Kịch bản ‘0 sales’ vẫn thường trực trên đầu bởi một thứ mà dân gian gọi là: Bỏ hàng vào giỏ nhưng… không thanh toán (checkout abandonment).
Checkout abandonment là hiện tượng khách hàng rời khỏi trang thanh toán (checkout page), mất đi ý định mua hàng dù đã bỏ đồ vào giỏ. Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số, khiến các chủ shop đau đầu không kém với việc đi tìm sản phẩm chủ lực cho mỗi mùa sales.
Tuy vậy, có ít nhất 69.57% người mua không thèm nhấn thanh toán đơn hàng dù họ Add to Cart một hay cả chục sản phẩm. Điều ấy có nghĩa là dù bạn có đổ trăm công ngàn sức tới đâu, lợi nhuận vẫn ‘về mo’ nếu khách hàng dừng chân ngay ở bước cuối cùng này.
Hành trình mua sắm của khách rất ổn định cho tới mục thanh toán. Vậy điều gì đã xảy ra khiến khách băn khoăn giữa ‘mua’ và ‘không’? Họ đang cần thông tin gì mà checkout page của bạn chưa đáp ứng được? Chẳng lẽ bất lực chịu vậy?
Để giải quyết những câu hỏi này, hãy đi từ gốc rễ của vấn đề. Việc xem xét cụ thể các thông số từ báo cáo phân tích hoạt động hàng tháng của cửa hàng để tìm ra ‘điểm rơi’ của khách là rất cần thiết. Hoặc nếu bạn quá chán với những hoạt động phân tích, hãy nhìn nhanh qua biểu đồ dưới đây:
Nguồn: Baymard
Như vậy, 2 nhóm lý do chính khiến khách hàng rời trang thanh toán, về cơ bản, có liên quan tới bản chất sản phẩm (cùng dịch vụ đi kèm) và cách bạn thiết lập checkout page của mình.
Việc sản phẩm bạn tốt hay dở, và cách để quảng cáo, cải thiện ấn tượng của nó tới khách hàng là một quá trình cần được thực hiện bài bản với chiến lược rõ ràng. Sẽ khó để bạn gặt cả ngàn sales với một sản phẩm thực hiện qua loa, đại khái trong ngày một, ngày hai.
Bởi lẽ đó, bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi từ những thứ đơn giản hơn qua những thao tác ngắn gọn, giúp bạn tiếp cận trực tiếp tới khách hàng trong khâu thanh toán bằng việc tùy chỉnh checkout page.
Đầu tiên, hãy xem lại một số lý do cơ bản khiến các ‘Thượng Đế’ từ chối mua hàng. Đó đa phần đến từ:
- Bị buộc phải đăng ký tài khoản trước khi thanh toán (28%)
- Các bước checkout dài dòng, rườm rà, phức tạp (21%)
- Checkout page hoặc Product page nom không ‘tín’ (17%)
- Chính sách hoàn trả, giao nhận thiếu rõ ràng (10%)
Tùy chỉnh checkout page là cách giúp bạn thực hiện những ý đồ thúc giục khách mua hàng nhanh hơn; đồng thời, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu tới trải nghiệm và quyết định mua sắm của họ.
1 – Rút gọn quy trình checkout sản phẩm
#1 Điều hướng người mua tới thẳng checkout page thông qua nút CTA
2 – Tạo ra trải nghiệm checkout nhanh, mượt, an toàn
#2 Tối giản quá trình thanh toán bằng One-page checkout – Thanh toán trong một bước
#3 Biến checkout page của bạn trở nên an toàn và uy tín
#4 Đặt tùy chọn sign-up khéo léo checkout page
Menu:
1 – Rút gọn quy trình checkout sản phẩm
Điều hướng người mua tới thẳng checkout page thông qua nút CTA
Không cho khách hàng ‘lối thoát’ nào bằng cách điều hướng họ từ trang sản phẩm tới thẳng trang thanh toán. Mỗi khi khách hàng nhấn nút Add to Cart, thay vì chuyển họ tới giỏ hàng hoặc tiếp tục hành trình mua sắm, website sẽ đưa khách tới thẳng checkout page, trực tiếp rút ngắn khoảng thời gian phân vân của họ. Lúc này, quyết định mua hàng sẽ chỉ đơn giản là ‘có’ hay ‘không’ mà thôi.
Điều này có thể gây ra một vài phiền toái nho nhỏ trong trường hợp khách hàng cần thêm nhiều sản phẩm vào giỏ và muốn xem xét kỹ lưỡng giỏ hàng của mình. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại mặt tích cực khi hối thúc khách mua hàng một cách khéo léo, lại tiết kiệm thời gian cho họ đối với những sản phẩm đang có deal tốt.
Để tùy chỉnh điều hướng của nút CTA, bạn chỉ cần vào phần Setting của cửa hàng ShopBase/PrintBase, linh hoạt chọn giữa các page mục tiêu tùy vào tính chất và thời điểm bạn vít camp là xong.
2 – Tạo ra trải nghiệm checkout nhanh, mượt, an toàn
2.1. Tối giản quá trình thanh toán bằng One-page checkout – Thanh toán trong một bước
Theo một khảo sát từ Baymard, 21% người mua hàng tại Hoa Kỳ bỏ mặc giỏ hàng do mất kiên nhẫn với những trang thanh toán rườm rà. Quá nhiều công đoạn phải load, quá nhiều thông tin phải điền khiến họ bớt đi nhiều sự thiết tha với sản phẩm trên website.
Có thể thấy rằng multi-page checkout thông thường (với bước điền địa chỉ, phương thức giao hàng, thông tin thanh toán) tuy giúp người mua xem xét kỹ hơn quyết định mua hàng của mình, nhưng cũng để hổng cho họ quá nhiều thời gian để suy đi tính lại.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tỷ lệ nghịch với số lượt lượt click trong trang thanh toán. Do đó, hãy giữ checkout page đơn giản, ngắn gọn, bố cục chặt chẽ nhất có thể với One-page checkout.
Khi mọi thứ được đặt trong một trang, khách hàng không cần phải đi qua nhiều page khác nhau để hoàn thành các bước thanh toán. Điều này biến quy trình thanh toán trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Nếu bạn bán hàng với ShopBase hay PrintBase, tùy chọn multi-page checkout/ one page checkout có thể đổi linh hoạt trong phần Setting với thiết kế gọn gàng, hiển thị đầy đủ các bước trong quy trình thanh toán chính mà không bắt bạn phải sờ vào một dòng code nào.
One Page Checkout nhìn từ giao diện của một cửa hàng trên ShopBase
Khi trải nghiệm mua sắm trở nên thuận tiện, mượt mà, khách hàng sẽ ưng ý hơn và nhiều khả năng sẽ quay lại cửa hàng của bạn.
Vậy tại sao các cửa hàng ShopBase/PrintBase không chuyển checkout page mặc định thành dạng một trang?
Đó là bởi trang thanh toán theo dạng truyền thống (không quá 3 hoặc 4 bước) sẽ tạo cảm giác an toàn, cẩn thận hơn cho những người có ít kinh nghiệm khi giao dịch mua hàng trực tuyến. Họ có đủ thời gian để kiểm tra các thông tin nhập vào, cũng như cân nhắc về quyết định thanh toán. Tùy thuộc vào tính chất store, tệp khách hàng, promotion được áp dụng tại thời điểm nhất định, bạn có thể thay đổi giữa hai hình thức checkout page này.
>> Bán POD không lo rớt sales – Áp dụng tuyệt kỹ và mở cửa hàng PrintBase ngay hôm nay!
2.2. Biến checkout page của bạn trở nên an toàn và uy tín
Liệu one-page checkout có khiến khách hàng e dè vì mọi thứ quá gọn gàng, nhanh chóng? Đây là lúc bạn nâng cao độ tin cậy của checkout page nhằm cứu vãn tới 17% lượng sales bốc hơi do khách không tin tưởng website.
2.2.1. Hiển thị Trust badges
Trust Badge là lựa chọn bổ sung trong Settings của ShopBase/PrintBase. Trust Badge cung cấp cho bạn biểu tượng các cổng thanh toán trên website, tăng độ tin cậy của khách hàng qua đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm thiểu rơi rớt sales.
Checkout page của ShopBase khi được tích hợp các biện pháp gia tăng độ tin cậy tới khách hàng như Trust Badges
Thêm vào đó, những biểu tượng cổng thanh toán này mang tới sự yên tâm, tín nhiệm cho khách hàng khi họ buộc phải điền thông tin cá nhân bảo mật cho mục đích giao dịch. Hãy bật Trust Badges cho checkout pages để tạo dựng niềm tin cho khách một cách khéo léo và tự nhiên. Mức độ tín nhiệm của các cổng thanh toán được xếp theo thứ tự: Norton (35.6%), McAfee (22.9%), và TRUSTe (13.2%).
2.2.2. Thêm phần Processing countdown timer
Bên cạnh đó, hãy bật Processing countdown timer với phần text tùy chỉnh để cung cấp thêm thông tin về việc xử lý đơn hàng. Trong nhiều trường hợp bất khả kháng (lỗi nhà cung cấp, fulfillment, đại dịch Covid-19 cản trở giao thương), bạn nên chủ động báo với khách hàng để họ nắm rõ chính xác khoảng thời gian mà order vừa đặt sẽ được xử lý, thời gian càng cụ thể càng tốt.
Với bất bất kỳ cố chậm giao hàng nào, bạn cũng có thể trình bày nó ở đoạn text ngay trong checkout page. Sự chu đáo này sẽ tăng độ tin cậy và mang lại hình ảnh đầy trách nhiệm cho cửa hàng bạn sở hữu.
…hay thanh Processing countdown timer
2.2.3. Dẫn link về những chính sách minh bạch trên checkout page
Hãy trình bày chính sách giao nhận, đổi trả một cách minh bạch trên checkout page nhằm tránh sự băn khoăn của khách vào thời điểm họ đặt hàng. Bao gồm các thông tin như:
- Quy định về đổi trả
- Quy định về bảo mật
- Điều khoản dịch vụ
- Và chính sách vận chuyển
Bạn không cần phải setup cầu kỳ phần này, bởi link dẫn tới các chính sách giao nhận hàng, bảo mật v.v sẽ được đặt mặc định trên checkout page của mỗi cửa hàng ShopBase. Nếu muốn tùy chỉnh nội dung của chúng, hãy làm theo hướng dẫn tại đây.
2.3. Đặt tùy chọn sign-up khéo léo checkout page
Không mấy ai thích thú việc phải thực hiện công đoạn sign-up lằng nhằng để có thể mua hàng ở một website bất kỳ. Một nghiên cứu từ SaleCycle tiết lộ rằng có tới 34% khách hàng sẽ bỏ dở quy trình thanh toán ngay lập tức nếu họ bị đòi phải đăng ký thành viên trước hoặc trong khi checkout.
Hãy cho phép khách hàng của bạn thoải mái checkout như một vị khách vãng lai, thay vì cố gắng ép buộc họ về phe mình bằng cái mác thành viên. Tuy nhiên, hãy khéo léo đưa ra tùy chọn ‘sign-up for exclusive offers and news via email and/or text messages’ để thu hút khách hàng đăng ký thành viên, nhận những thông báo mới nhất về các ‘deals ngon, giá tốt’.
>> Mở cửa hàng ShopBase – Tự tin gặt sales, bắt đâu trúng đó
Có một điều mà bạn nên chấp nhận trước, đó là một khi khách hàng đã quyết không mua hàng, họ sẽ vẫn bỏ đi mặc cho bạn cố gắng chèo kéo tới đâu. Tuy vậy, những tips tùy chỉnh checkout page trên sẽ giúp bạn thuyết phục những khách hàng đang phân vân, không cho họ quá nhiều cơ hội thay đổi ý định và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của cửa hàng mình.
Chúc bạn buôn may bán đắt, vít camp chặt tay, gặt về triệu sales!