test ý tưởng sản phẩm

Cách áp dụng nguyên tắc 80/20 để test idea sản phẩm

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn cách test sản phẩm của Justin Mares — nhà sáng lập sản phẩm nước hầm xương Kettle & Fire. Đơn giản, không tốn nhiều chi phí và có thể mang lại doanh thu cho bạn ngay cả trong quá trình test, tại sao lại không thử áp dụng?

“Vào tháng 4 năm 2014, tôi nộp đơn xin nghỉ việc, từ bỏ mức lương 6 con số mà rất nhiều người ao ước. Tôi rời công ty hai tuần sau đó và chính thức thất nghiệp.

Nhiều người (đặc biệt là bố tôi) nghĩ tôi phải lo lắng lắm, nhưng tôi lại rất tự tin là mình có thể làm nên điều gì đó. Lý do là bởi vì trong 30 ngày cuối làm việc tại công ty, tôi đã tiến hành một thử nghiệm: test ý tưởng sản phẩm mà tôi mới nghĩ ra. Chính nó không lâu sau đã mang về cho tôi thu nhập 6 con chỉ sau 4 tháng ra mắt.

Cách mà tôi dùng cực kỳ dễ và không tốn nhiều chi phí. Tôi chỉ mất 2 tuần để test và bỏ ra chưa đến $100. Tôi vận dụng nguyên tắc 80/20 nổi tiếng — loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết và chỉ tập trung vào những thứ cốt lõi mà thực sự mang lại hiệu quả.

1. Tìm kiếm ý tưởng

Từ năm 2010, tôi áp dụng chế độ ăn paleo: ăn uống nghiêm ngặt, không đường, không tinh bột, hạn chế ăn thức ăn đã qua chế biến sẵn. Thi thoảng, tôi có phá luật.

Năm 2014, tôi nghe rất nhiều người nói về một loại siêu thực phẩm có tên bone broth (nước hầm xương), đặc biệt là trong cộng đồng những người áp dụng chế độ ăn paleo và quan tâm tới sức khỏe đường ruột.

Có một vấn đề là tôi không thể mua bone broth trên mạng. Và giả sử nếu tôi làm việc cả ngày và không có chiếc nồi phù hợp để hầm xương thì chẳng thể nào tôi có cơ hội thưởng thức món ăn đó.

Bùm! Đấy là lúc mà tôi nghĩ ra ý tưởng sản phẩm. Tôi biết rất khó để tìm mua xương từ các loài vật ăn cỏ và cũng mất nhiều thời gian để làm món xương hầm (hơn 20 tiếng đồng hồ nấu). Không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng gặp khó khăn này. Đó còn chưa kể có người muốn ăn nhưng không muốn nấu.

Nếu như giả thiết này đúng thì tôi đang nắm trong tay một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, không những thế còn có thể giúp đỡ mọi người cải thiện sức khỏe của họ. Được lợi đôi đường! Thế là tôi bắt tay vào test ý tưởng.

2. Test ý tưởng sản phẩm

Trong trường hợp ý tưởng về nước hầm xương bone broth, có thể nhiều người sẽ bắt đầu như thế này:

  • Tìm hiểu cách làm ra nước hầm xương.
  • Tìm nhà cung cấp xương từ những loài động vật ăn cỏ.
  • Tìm hiểu cách sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định và bắt đầu rao bán.

Tôi làm kiểu khác. Tôi đặt ra giả thuyết nếu như có một nhu cầu đủ lớn về nước hầm xương thì sau đó, tôi sẽ tìm hiểu cách làm, tìm nhà cung cấp thịt và nguyên liệu hữu cơ rồi đóng gói sản phẩm theo cách mà người mua thấy thích. Từ đây, tôi đặt ra hai câu hỏi mà tôi cần trả lời được.

  1. Có bao nhiêu người muốn mua bone broth?
  2. Họ có vui lòng trả tiền để mua sản phẩm mà tôi đang bán hay không?

Trả lời được hai câu hỏi này rất quan trọng. Nếu bạn có một nhóm khách hàng mà thực sự muốn thứ gì đó nhưng không sẵn sàng bỏ tiền ra mua nó thì đấy là một vụ kinh doanh tồi tệ.

Mặt khác, nếu bạn có một phân khúc khách hàng mà có thể chi rất nhiều tiền nhưng không thích sản phẩm của bạn thì bạn chẳng có khách hàng nào cả.

2.1. Câu hỏi số 1

Để biết có bao nhiêu người muốn mua bone broth, tôi tham gia các diễn đàn mà những người đang áp dụng chế độ ăn paleo hiện diện. Tôi sử dụng Google Trends để kiểm ra xu hướng quan tâm của mọi người đối với các siêu thực phẩm. Qua Google Keyword Planner, tôi cũng nắm được mỗi tháng có hàng ngàn người đang tìm kiếm về một sản phẩm họ muốn… nhưng chẳng ai bán cả.

sử dụng Google Trends để kiểm ra xu hướng quan tâm của mọi người đối với các siêu thực phẩm

Thế là đủ, tôi kết luận rằng ý tưởng sản phẩm của mình có nhu cầu đủ lớn — ít nhất là vài ngàn người đang tìm kiếm sản phẩm này trên mạng. Tôi có thể bán nó.

2.2. Câu hỏi số 2

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi số 2, tôi bỏ tiền ra mua tên miền bonebroths.com, đặt tên công ty là Bone Broths Co., và thiết kế một landing page đơn giản như thế này:

thiết kế một landing page đơn giản

Tôi cũng bỏ ra $5 để thuê một designer trên Fiverr thiết kế logo cho trang landing page.

thuê một designer trên Fiverr thiết kế logo

Dù website không đẹp, nhưng tôi lại rất chú trọng tới nội dung trên web.

Tôi đặt tiêu đề trang rõ ràng, dùng nhiều từ mạnh (power word) và nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm. Tôi cũng tạo trang câu hỏi thường gặp (FAQ) với các câu hỏi dựa vào những thắc mắc phổ biến mà người thích ăn paleo thường hỏi trên các diễn dàn trực tuyến.

Bước tiếp theo là đặt giá. Tôi nhận thấy nếu tôi bán với giá $29.99 cho 16oz (khoảng 0,47 lít) thì tôi có thể quan sát được phản ứng của người mua với sản phẩm và có lời. Nếu họ sẵn sàng trả gần $30 cho gần 0,5 lít nước hầm xương — một sản phẩm mà họ chưa từng được sờ, nếm hay ngửi thì tôi biết ý tưởng sản phẩm này rất tốt.

Vì đang test sản phẩm nên tôi thiết kế quá trình thanh toán rất đơn giản. Khi có khách click nút Order, họ sẽ được đưa đến trang checkout để nhập địa chỉ email và chuyển tiền cho tôi qua PayPal.

tối ưu hành trình khách hàng

Tôi có bỏ ra $50 chạy quảng cáo Bing và kết quả rất bất ngờ: 30% những người vào store của tôi từ quảng cáo Bing đều nhấp chuột vào nút đặt hàng. Không chỉ như vậy, trong khoảng 2 tuần test sản phẩm, tôi cũng thu về được gần $500 doanh thu.

kết quả test quảng cáo

Lưu ý: Tôi luôn chạy quảng cáo Bing để test ý tưởng vì nó rẻ hơn rất nhiều so với dùng Google AdWords.

Tôi có một ý tưởng, tôi test nó và kiểm tra liệu nó có thực sự khả thi. Tôi có khách hàng, và điều tiếp theo tôi làm là gửi cho tất cả những người đã đặt hàng sản phẩm của tôi một email như thế này:

“Hi name,

I’m the founder of Bone Broths Co. I wanted to reach out to say I’m really excited you ordered our bone broth. However, we don’t have the product in stock at the moment. So, I’m happy to refund you in full, or give you a 50% discount and we’ll ship in just a few weeks.

Thanks, Justin”

Vậy là cho dù chỉ mới đang test sản phẩm, cho dù chưa thực sự bắt đầu bán, cho dù chưa có sản phẩm trong tay, nhưng không có khách hàng nào phàn nàn, ai cũng vui mừng chờ đợi sản phẩm của tôi. Có một số ít người không trả lời email và tôi hoàn tiền cho họ — tôi không bao giờ giữ lại số tiền mà tôi không thực sự kiếm được.

Tóm lại, bất kể bạn đang bán dropship hay POD, bạn đều có thể áp dụng cách test sản phẩm mà tôi đã và đang áp dụng:

  1. Tìm kiếm ý tưởng bằng cách tìm ra những lổ hỗng chưa được lấp hoặc tìm ra vấn đề chưa được giải quyết trong cộng đồng của bạn.
  2. Nghĩ ra một sản phẩm.
  3. Đặt ra một mức giá khả thi.
  4. Xây dựng một landing page đơn giản để test sản phẩm
  5. Tìm cách đẩy traffic vào landing page (chẳng hạn, chạy ad).
  6. Đánh giá kết quả và nếu nó tiềm năng thì bắt đầu bán!”

Đến lượt bạn!

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự xây dựng được một quy trình test sản phẩm thành công. Nếu bạn đã tìm ra được sản phẩm bán được thì hãy bắt đầu TẠO STORE VỚI SHOPBASE ngay để đưa nó đến với thật nhiều người nhé. Hàng ngàn khách hàng đang chờ đợi để được trải nghiệm sản phẩm của bạn!

Xem thêm hướng dẫn đăng ký ShopBase ở đây: [Hướng dẫn] Tạo tài khoản ShopBase CHI TIẾT 2022

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về ShopBase cũng như các chính sách, hãy liên hệ với ShopBase Việt Nam theo thông tin sau:

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *