Google Shopping hay Facebook Ads: Đâu là lựa chọn tối ưu cho các nhà bán lẻ POD?

Bạn đang loay hoay tăng doanh số cho sản phẩm POD của mình? Bạn đã chạy quảng cáo Facebook mà vẫn chưa thấy hiệu quả, liệu bạn có bỏ lỡ kênh quảng cáo nào khác phù hợp hơn? 

Có thể bạn chưa biết, Google Shopping cũng là một kênh Marketing mà bạn không nên bỏ qua để tối ưu hóa lợi nhuận. Kể từ khi ra mắt, Google Shopping đã giúp các nhà bán lẻ tăng 2 lần doanh thu, điều này cho thấy Google Shopping đang dần khẳng định tầm quan trọng và vị thế của mình. Trong cuộc cạnh tranh giữa các gã khổng lồ ấy, đâu mới là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn? 

1. Google Shopping là gì?

Google Shopping (quảng cáo mua sắm) là dịch vụ quảng cáo trực tuyến do Google cung cấp, cho phép hiển thị ngay lập tức danh sách sản phẩm liên quan theo truy vấn trực tuyến của người mua, giúp họ dễ dàng lựa chọn, so sánh giá bán, ngay trên trang kết quả tìm kiếm Google.

Mỗi quảng cáo Google Shopping sẽ bao gồm hình ảnh sản phẩm, giá cả sản phẩm, tên cửa hàng hay tên người bán và đôi khi còn một số thông tin khác như review hay giá ship.

Google Shopping (quảng cáo mua sắm)

Tuy nhiên, chúng ta không nên nhầm tưởng rằng Google Shopping là một cửa hàng trực tuyến mà nó là một cơ hội quảng cáo được cung cấp bởi công cụ tìm kiếm thống trị thị trường và các doanh nghiệp thì tận dụng ưu thế này không ngừng chạy đua để đạt được tỷ lệ nhấp cao. 

2. Facebook ads là gì?

Nếu như Google shopping được biết đến là tìm kiếm trả phí, thì Facebook Ads được biết đến với cái tên mạng xã hội trả phí. Theo đó, các nhà bán lẻ nói chung, hay nhà bán lẻ  POD nói riêng muốn truyền đạt thông điệp quảng cáo, ưu đãi khuyến mại, hình ảnh thương hiệu đến với người dùng Facebook thì cần trả một khoản phí để hiển thị mẫu quảng cáo ở những vị trí quy định trên trang. 

Với hơn 2 tỷ người dùng, có thể nói Facebook là mạng xã hội thống trị nhất hiện nay.  Bạn có thể kiếm được nhiều “món hời” nếu nắm được cách tiếp cận khách hàng đúng đắn. Ví dụ, nắm được nhu cầu mua hàng tăng cao của khách hàng trong các mùa lễ hội như Christmas, Valentine, ThanksGiving… các nhà bán lẻ POD có thể tung ra các mẫu áo thiết kế độc lạ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bởi đại đa số khách hàng đều thích những sản phẩm “không đụng hàng”.

Facebook ads

Khi mà Google Shopping và Facebook Ads đang ngày càng hoàn thiện và phát triển, cả 2 kênh này đều có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu kinh doanh POD, bạn cũng nên cân nhắc và thận trọng hơn khi lựa chọn đâu sẽ là kênh “ vung tiền” chính của doanh nghiệp mình. Để đưa ra được câu trả lời chính xác nhất, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu rõ những ưu, nhược điểm cũng như cách tính chi phí/ ngân sách của hai kênh quảng cáo này!

3. Ưu nhược điểm của Google Shopping

3.1. Ưu điểm của Google Shopping 

3.1.1. Quảng cáo dựa trên ý định của khách hàng

Quảng cáo luôn bị coi là một thứ làm “mất hứng”, giảm tập trung, gây gián đoạn trải nghiệm Internet của chúng ta. Chẳng hạn như khi lướt Facebook, bạn đang say sưa cập nhật tình hình của bạn bè, người thân thì một quảng cáo nào đó đột nhiên xuất hiện, những lúc như vậy chắc hẳn bạn sẽ thấy rất phiền phức, muốn lướt nhanh cho qua quảng cáo chứ đừng nói gì đến việc kích vào quảng cáo để mua hàng.

Hoặc đôi khi cũng có thể bạn sẽ lướt qua những quảng cáo này một cách rất bản năng, vô tình. 

Tuy nhiên, Google Shopping Ads lại khác, chỉ hiển thị khi người mua chủ động tìm kiếm theo từ khóa của họ. Giả dụ, khách hàng muốn mua một chiếc chăn mùa hè, họ tìm kiếm bằng từ khóa có liên quan trên Google, lúc này sẽ có 1 loạt các kết quả hiện ra trong đó có cả kết quả của quảng cáo Google Shopping và quảng cáo tìm kiếm. Tuy nhiên, lúc này chắc hẳn người mua không hề cảm thấy phiền phức chút nào bởi quảng cáo đó hiển thị ngay tại thời điểm họ có nhu cầu. 

3.1.2. Tăng khả năng mua hàng

Giả dụ người mua muốn tìm kiếm 1 sản phẩm giày nam trên Google, dễ dàng nhận thấy Google Ads chỉ hiển thị thông tin cơ bản liên quan đến nhà sản xuất và vài thông tin sản phẩm trong khi quảng cáo Google Shopping lại có hình ảnh trực quan về sản phẩm, cũng như làm nổi bật tiêu đề, giá cả, tên cửa hàng và nhiều thông tin khác. 

Thậm chí bạn có thể hiển thị nhiều hơn một kết quả sản phẩm trên kết quả tìm kiếm từ đó khả năng người mua sẽ click và hoàn tất đơn hàng trên store của bạn hơn.

google shopping for POD

Theo Store Growers chi tiêu cho quảng cáo mua sắm đã tăng lên 38% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó chi tiêu cho quảng cáo tìm kiếm đã giảm 12% cho thấy người tiêu dùng có thiên hướng bị thu hút bởi quảng cáo mua sắm. Đến đây chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời tại sao quảng cáo mua sắm lại giúp tăng khả năng mua hàng?

google shopping for POD

Nguồn: StoreGrowers

3.1.3. Chi phí thấp và hiệu quả tăng gấp đôi

Quảng cáo Google Shopping tính theo giá thầu từ khóa và ngân sách trên mỗi nhấp chuột. Bạn chỉ trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động, giả dụ như nhấp vào quảng cáo để truy cập trang web hoặc gọi điện đến doanh nghiệp của bạn. Việc cài đặt ngân sách giúp cho số tiền mà bạn chi tiêu sẽ luôn thấp hơn hạn mức ngân sách hàng tháng của bạn và tất nhiên bạn có thể điều chỉnh và dừng bất cứ khi nào bạn muốn. 

Theo thống kê của WordStream, trung bình bạn sẽ phải trả $0.66 cho một lần nhấp chuột, thấp hơn nhiều so với Google Ads là  $2.69 và hay Facebook Ads là $1.72

google shopping for POD

Nguồn: WordSteam

Việc Google Shopping cho phép hiển thị hình ảnh và giá cả cụ thể cho từng sản phẩm, đồng thời hiện ra chính xác sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm; nhắm mục tiêu khách hàng chính xác nhờ đi chi tiết vào sản phẩm, chính xác với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, giúp tăng lưu lượng truy cập khách hàng và chất lượng khách hàng tiềm năng, cũng như việc hiển thị tốt trên thiết bị di động, chắc chắn sẽ tăng khả năng nhấp vào quảng cáo Google Shopping nhiều gấp 2 lần so với PPC truyền thống.

facebook Ads for POD

Nguồn: Crealytics

3.1.4. Giảm được nạn clone sản phẩm

Hiện nay có rất nhiều công cụ spy Facebook ads, do vậy khả năng đối thủ clone sản phẩm đang bán chạy của bạn là khá cao. 

Tất nhiên với Google Shopping Ads, đối thủ của bạn cũng có thể clone sản phẩm của bạn, nhưng chính sách của Google rất nghiêm ngặt, do vậy những đối thủ như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. 

Ngoài ra, thời gian ra một đơn hàng mới của Facebook Ads thường nhanh hơn so với Google Shopping, do vậy thì đối thủ của bạn cũng khó lòng nhận biết được sản phẩm nào đang thực sự bán tốt, cho dù học nhận ra thì họ cũng không thể chắc chắn được sản phẩm đó là đang bán tốt tại thời điểm hiện tại hay trong quá khứ.

Có thể bạn quan tâm: ShopBase và cách kết nối với Google Shopping cho các “tân binh”

3.2. Nhược điểm của Google Shopping

3.2.1. Thời gian cài đặt chiến dịch quảng cáo tốn thời gian, công sức

Không thể phủ nhận tính hiệu quả của Google Shopping, tuy nhiên việc cài đặt chiến dịch quảng cáo của kênh này thường phức tạp và gặp khó khăn hơn so với các kênh quảng cáo khác. Đặc biệt trong bước tạo feeds, thường thì với store có nhiều sản phẩm, bạn phải mất khá nhiều thời gian để tạo file doc như hình bên dưới. Với nhà bán lẻ POD, khi nhà cung cấp dừng sản xuất mặt nào thiết kế nào đó của bạn, bạn không kịp thời cập nhật tình trạng sản phẩm lên file, quảng cáo vẫn chạy làm cho bạn bị lãng phí ngân sách cũng như uy tín với khách hàng.

Google shopping feed file format

Google shopping feed file format

3.2.2. Tình trạng tài khoản Google Merchant Center bị khóa ngày càng nhiều

Tài khoản Google Merchant Center của bạn có thể bị khóa bất cứ lúc nào bởi Google có khá nhiều những chính sách liên quan đến vấn đề nội dung. Nó thực sự là thách thức lớn cho bạn để có thể duy trì tài khoản ổn định, do vậy bạn cần phải nắm rõ để đảm bảo các mẫu thiết kế cũng như các chiến dịch quảng cáo của mình không vi phạm chính sách. 

4. Ưu nhược điểm của Facebook ads

4.1. Ưu điểm của Facebook Ads

4.1.1. Xác định được đối tượng mục tiêu cụ thể

Đầu tiên, quảng cáo Facebook sẽ giúp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua công cụ Audience Insight, thông qua công cụ này bạn có thể phân tích và tìm hiểu về tập khách hàng mà bạn muốn nhắm như đặc điểm về độ tuổi, giới tính, sở thích, thành phố, quốc gia, ngôn ngữ… nhằm mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất. 

Giả dụ, một nhà bán lẻ POD kinh doanh quần áo thể thao nam, đối tượng hướng đến là người mang quốc tịch Mỹ, trên 18 tuổi thích bộ môn thể thao bóng đá…khi đó Facebook sẽ trả về một loạt các biểu đồ liên quan đến nhân khẩu học và các xu hướng về hành vi trên mạng xã hội của đối tượng, giúp bạn hình dung chi tiết về khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến.

Nguồn: Audience insight

Nguồn: Audience insight

Cơ chế hoạt động của Facebook Ads dựa trên cảm xúc để tác động tới hành vi mua hàng, làm cho người dùng có ý định mua sắm sau khi nhìn thấy lại một sản phẩm trong một loạt các bối cảnh khác nhau chỉ với thao tác lướt Facebook thông thường dù cho trước đó họ không hề có bất cứ một ý định mua sắm nào. Bạn cứ tưởng tượng, có một quảng cáo váy, áo nào đó  hiện trên News feed của bạn trong một khoảng thời gian, ngày nào lướt Facebook bạn cũng nhìn thấy nó, có thể ban đầu bạn cảm thấy chiếc váy đó cũng bình thường, không có gì nổi bật, nhưng sau vài lần nhìn và xem feedback của người mua trước đó, hoặc phát hiện ra nó đang được giảm giá, bạn sẽ lại thấy thích và có ý định mua.

Ngoài Audience insight để target khách theo sở thích, hành vi, bạn còn có thể target trực tiếp tập khách đã ghé qua website của mình thông qua Facebook pixel; tận dụng tệp Lookalike để target những đối tượng có xu hướng hành vi gần giống nhất với tập đã chọn hoặc target khách qua emails, số điện thoại của họ.

4.1.2. Mẫu quảng cáo đa dạng 

Khi bạn đã biết chắc chắn đối tượng khách hàng và mục tiêu quảng cáo của mình, mẫu quảng cáo sẽ giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu và kết nối với khách hàng. Một điểm lợi của quảng cáo Facebook là cho phép bạn ngoài chèn hình ảnh vào trong quảng cáo bạn cũng có thể chèn thêm những video bắt mắt thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp họ hiểu thêm nữa về sản phẩm của bạn. Khi mà quảng cáo của bạn là thu hút, đẹp mắt thì khả năng người dùng ghé thăm fanpage và chọn mua sẽ cao hơn.

Có rất nhiều mẫu quảng cáo hay ho, đẹp mắt cho bạn lựa chọn như:

Mẫu quảng cáo băng truyền (Carousel ads)

Mẫu quảng cáo băng truyền (Carousel ads)

Mẫu quảng cáo hình ảnh

Mẫu quảng cáo hình ảnh

Mẫu quảng cáo Lead Ads

Mẫu quảng cáo Lead Ads

4.1.3. Cho phép tùy chọn các mục tiêu quảng cáo khác nhau

Trước khi tạo quảng cáo, đầu tiên bạn cần xem xét mục tiêu kinh doanh của mình là gì?

Mục tiêu quảng cáo là những gì bạn muốn mọi người thực hiện khi họ xem quảng cáo của bạn.

Facebook cho phép người dùng tùy chọn các mục tiêu quảng cáo khác nhau. Tùy vào mỗi mục tiêu lựa chọn, Facebook sẽ tự động tối ưu chỉ nhắm vào những người dùng có xu hướng thực hiện đúng hành vi mục tiêu đó. Các mục tiêu của bạn có thể thuộc một trong 3 hạng mục: 

Mức độ nhận biết: Bao gồm các mục tiêu tạo dựng mối quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nâng cao nhận thức về thương hiệu là giới thiệu với mọi người điều tạo nên giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ bạn mới tạo một store bán các sản phẩm POD. Bằng cách sử dụng mục tiêu Mức độ nhận biết thương hiệu, bạn có thể tạo ra một chiến dịch để giới thiệu tới khách hàng của bạn các sản phẩm mới độc đáo, lạ mặt đó. 

Cân nhắc: Bao gồm các mục tiêu làm cho mọi người nghĩ tới và tìm kiếm nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp của bạn. Giả dụ bạn đã niêm yết một số sản phẩm độc cho mùa Giáng sinh sắp tới, bằng cách sử dụng mục tiêu Lưu lượng truy cập bạn có thể tạo một chiến dịch khuyến khích mọi người ghé thăm để tìm hiểu thêm về những sản phẩm của mình.

Chuyển đổi: Bao gồm các mục tiêu khuyến khích những người quan tâm đến doanh nghiệp bạn mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Theo đó, bạn có thể xây dựng các chiến dịch khuyến khích mọi người thực hiện hành động trên store của bạn như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thực hiện giao dịch mua…

4.1.4. Tối ưu hóa quảng cáo dễ dàng

Bạn chạy quảng cáo chi phí cao mà mãi không ra đơn? Lượt click thì lẹt đẹt, rồi khách click vào quảng cáo rồi lại bỏ đi.

Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do hình ảnh sản phẩm hay nội dung không đủ sức hấp dẫn, trong khi đâu đó ngoài kia các đối thủ bán cùng mặt hàng với bạn, nhưng hình ảnh ấn tượng hơn, nội dung hay hơn lại đang câu kéo được nhiều khách hơn bạn. Muốn giải quyết được điều này cách làm duy nhất chính là tối ưu hóa quảng cáo Facebook. 

Vậy làm sao để tối ưu quảng cáo của bạn?

Điều đầu tiên ảnh hưởng đến chiến dịch quảng cáo của bạn chính là nội dung bài quảng cáo. Để viết được một bài quảng cáo hay thì cần bạn phải có khả năng viết lách sao cho hấp dẫn được đối tượng của bạn. Nhưng bạn lại không giỏi viết lách thì phải làm sao? 

Câu trả lời ở đây chính là: Bắt chước chính đối thủ của bạn sao cho viết thật hay, nhưng cũng cần phải có chọn lọc. 

Tiếp đến, bạn phải target đối tượng một cách chính xác nhất. Việc bạn target đúng đối tượng thì nội dung của bạn sẽ phát huy tác dụng. 

Thêm vào đó, hình ảnh chạy quảng cáo sử dụng đúng kích thước mà Facebook yêu cầu bởi kích thước chuẩn sẽ  hiển thị tốt nhất trên thiết bị di động, mà bạn biết đấy lượng người lướt Facebook bằng điện thoại luôn chiếm phần đông.  

Ngoài ra, không mở tắt các chiến dịch quảng cáo liên tục bởi trong vòng 24 giờ đầu, Facebook sẽ phải thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng bạn muốn target. Nên trong 24 giờ đầu tiên thì kết quả quảng cáo trả về sẽ không hoàn toàn chính xác. Bạn không nên vội vàng tắt quảng cáo khi chưa chạy được 1 ngày. Bạn phải để cho quảng cáo chạy ít nhất 24 giờ thì mới có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo.

facebook ads for POD

4.1.5. Tính tương tác và lan truyền cao

Chúng ta thường tin tưởng vào nhận xét của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình. Ví dụ như trên Facebook có 1 page chuyên bán quần áo thiết kế được quảng cáo rầm rộ, nhưng bạn vẫn không tin tưởng vào chất lượng và không dám đặt mua, thế nhưng đồng nghiệp của bạn lại nói rằng họ đã mua và thấy chất lượng rất tốt. Lúc đó suy nghĩ của bạn chắc chắn sẽ thay đổi. 

Nắm được điều này, mỗi bài quảng cáo hay bài đăng của Facebook đều cho phép khách hàng của bạn like, chia sẻ, bình luận một cách dễ dàng. Vậy khi ai đó nhận xét, chia sẻ một bài đăng trên trang Facebook của công ty bạn tức là người đó hứng thú với sản phẩm của bạn, đồng thời bạn bè của người đó cũng sẽ có cơ hội đọc được bài đăng, như vậy phạm vi tiếp cận đã được mở rộng ra khá nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp tương tác, chăm sóc những khách hàng của mình để hiểu thêm được nhu cầu của họ, cũng như các xu hướng hot nhất. 

Nhờ vào những ưu thế kể trên của Facebook Ads mà tỷ lệ chuyển đổi của Facebook hiện nay khá ấn tượng: 9.21%.

facebook Ads for POD

Nguồn: WordStream

4.2. Nhược điểm của Facebook Ads

4.2.1. Hiển thị không theo ý muốn khách hàng

Việc quảng cáo Facebook liên tục hiện lên News feed của người dùng mà không theo ý muốn của họ có thể làm cho người dùng cảm thấy khó chịu bực bội, phiền phức thậm chí chỉ cần khi nhìn thấy một hình ảnh nào đó giống như quảng cáo họ sẽ nhanh tay lướt qua chứ không nói đến việc click vào xem sản phẩm. Điều này làm cản trở đến việc kinh doanh của bạn. 

4.2.2. Tình trạng tài khoản bị khóa, bị chết ngày càng tăng

Tình trạng bị khóa, chết tài khoản quảng cáo (ad account), tài khoản quản lý doanh nghiệp (BM – business management account) diễn ra ngày một nhiều, thậm chí đến mức vô lý, đặc biệt ở Việt Nam. 

Nguyên nhân chính do: quá nhiều nhà bán lẻ khác dùng chiêu trò bẩn để chạy quảng cáo “chùa” (dùng thẻ tín dụng ảo, chạy tài khoản invoice…); hay nhiều nhà bán lẻ vô tình (hoặc cố ý) vi phạm chính sách quảng cáo (bán trademark, sử dụng ngôn từ chộp giật, sai sự thật trong quảng cáo copy,…).

Từ đó dẫn đến việc Facebook ngày càng thắt chặt và gạn lọc thẳng tay những sellers chạy quảng cáo từ Việt Nam, làm cho những người bán sạch bị ảnh hưởng theo.

4.2.3. Giá quảng cáo Facebook Ads ngày càng cao “cắt cổ”

Theo thống kê của WordStream, trung bình bạn sẽ phải trả một cái giá khá cao là $1.72  cho một lần nhấp chuột.

google shopping for POD

Nguồn: WordStream

Vậy tại sao giá quảng cáo Facebook ngày càng tăng mà hiệu quả lại đi xuống? 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu do

  • Số lượng ngày gia tăng quảng cáo ngày càng tăng, quá nhanh, quá nhiều
  • Nguyên tắc đấu giá kinh điển: Facebook và các hệ thống quảng cáo trực tuyến luôn dựa vào nguyên tắc đấu giá khi đặt giá quảng cáo. Tức là ưu tiên những quảng cáo có giá cao hơn để hiển thị. Càng nhiều người gia nhập, tính cạnh tranh cao, đấu giá giá thầu quảng cáo ngày càng cao, thậm chí giá thầu tối thiểu của Facebook giờ cũng chỉ mang tính tham khảo.
  • Tỷ lệ tiếp cận tự nhiên ngày càng giảm: hầu hết các fanpage và chủ sở hữu fanpage đều dễ dàng nhận ra tỷ lệ “reach (tiếp cận)/ số likes” của một fanpage trên Facebook đều có xu hướng giảm mạnh so với trước đấy. Vì vậy những yếu tố mang tính chất “tiếp cận tự nhiên, không mất phí” ngày càng ít có hiệu quả. Nếu muốn có nhiều tiếp cận hơn, bạn phải chi thêm tiền cho quảng cáo, như vậy chi phí của bạn đã phát sinh thêm nhiều so với trước.

Hiện nay, Facebook Ads có 2 hình thức tính phí chính: CPM (Cost Per Mille: theo số lần hiển thị quảng cáo trên facebook) và CPC (Cost Per Click: Số lần click vào mẫu quảng cáo facebook ads).

5. Vậy….Google shopping hay Facebook ads: Đâu là lựa chọn tối ưu cho nhà bán lẻ POD?

Từ những ưu nhược điểm của Google Shopping và Facebook Ads chúng ta có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất cũng như kết luận xem đối tượng nào phù hợp với loại hình quảng cáo nào!

5.1. Đối tượng nào nên sử dụng Google Shopping

Như phân tích ở trên trung bình bạn sẽ phải trả $0.66 cho một lần nhấp chuột, do vậy Google Shopping không đòi hỏi bạn phải có một ngân sách quá lớn. 

Bạn có thể hiển thị nhiều hơn 1 kết quả sản phẩm trên kết quả tìm kiếm của quảng cáo Google Shopping, do vậy nó sẽ càng phù hợp hơn nếu bạn có đa dạng chủng loại sản phẩm. Khi sản phẩm của bạn xuất hiện nhiều thì cũng có nghĩa là tỷ lệ nhấp cũng từ đó mà tăng theo. 

Ngoài ra như bạn đã biết, khi sử dụng Google Shopping, Google sẽ quyết định khi nào sản phẩm quảng cáo của bạn xuất hiện cũng như dựa vào thông tin sản phẩm mà bạn cung cấp để thiết kế mẫu quảng cáo phù hợp. Google Shopping dựa trên những thông tin về bảng tin, trang web và giá thầu của bạn để xác định truy vấn tìm kiếm nào sẽ kích vào quảng cáo của bạn. Người dùng thì luôn có thói quen truy cập vào những website ở vị trí đầu tiên và ít khi truy cập đến trang thứ 2 để tìm kiếm nội dung tương tự. Do vậy Google Shopping có thể sẽ phù hợp hơn với những nhà bán lẻ biết tối ưu sản phẩm theo chuẩn SEO.  

Google Shopping còn thích hợp với nhà bán lẻ nào có tư duy xây dựng thương hiệu lâu dài, bởi khi muốn chạy quảng cáo Google Shopping, bạn cần phải xây dựng cho mình một trang web xịn sò với một lượng sản phẩm chất lượng nhất định, cũng như các chiến lược hiệu quả, cũng như tối ưu sản phẩm theo chuẩn SEO và quá trình đó sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như công sức, cần bạn phải kiên trì đến cùng.

Chẳng ai muốn xây dựng một trang web xong chỉ bán một vài sản phẩm, kiếm được một khoản tiền nhất định xong bỏ khi mà thời gian bạn đầu tư vào nó là dài và kỹ lưỡng; do vậy bạn cần phải có tư duy xây dựng thương hiệu lâu dài. Khi mà thương hiệu của bạn đã đứng vững trên thị trường thì đó là điều kiện cần để cho làm tăng tỷ lệ khách hàng kích vào quảng cáo và hoàn thành đơn hàng trên store của bạn. 

Google Shopping còn phù hợp hơn với những người vốn đã và đang chạy Facebook ads. Vì khi chạy Google Shopping sẽ kéo một lượng nhất định visitors vào website, từ đó pixel của Facebook sẽ tận dụng lượng visitors này để học được nhiều hơn và quay về tối ưu ngược lại Facebook Ads. 

5.2. Đối tượng nào nên sử dụng Facebook Ads

Không giống như Google Shopping, Facebook Ads giúp người dùng tìm thấy có nhà bán lẻ trên những điều họ quan tâm, hành vi trực tuyến, nhân khẩu học của họ. Với lợi thế có sẵn, Facebook thấu hiểu sở thích, sở ghét, thói quen của người dùng từ việc họ vô tình thể hiện nhu cầu, sở thích của mình qua các hành vi tương tác như like, bình luận, chia sẻ, see more…Facebook Ads dựa trên cảm xúc để tác động tới hành vi mua hàng, một quảng cáo sản phẩm sẽ được xuất hiện nhiều lần trên các bối cảnh khác nhau để đánh vào tâm lý khách hàng, từ đó hình thành nên hành vi mua hàng dù cho trước đó họ không hề có ý định. 

Do vậy, Facebook Ads sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào muốn chạy tập trung vào một số sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: sản phẩm bán theo mùa lễ hội (Noel, Valentine, Mother days..), hoặc các chiến dịch giảm giá, ưu đãi, black friday. Và đương nhiên ngân sách của bạn cũng cần phải lớn hơn khá nhiều (trung bình $1.86 trên 1 lần nhấp).

Đến lượt bạn!

Trên đây là những tổng hợp của ShopBase về Google Shopping và Facebook Ads. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc xác định cho mình một kênh Marketing hiệu quả giúp tối đa hóa doanh thu và có thêm nhiều khách hàng mới.

Bạn là tân binh và đang tìm cách xây dựng một website tối ưu với những công cụ hỗ trợ bán hàng đầy đủ nhất? ShopBase chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành hoàn hảo của bạn! GIA NHẬP SHOPBASE NGAY theo hướng dẫn trong bài viết sau: [Hướng dẫn] Đăng ký tài khoản ShopBase CHI TIẾT

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về Google Shopping, Facebook Ads hay ShopBase, hãy liên hệ ngay ShopBase Việt Nam theo thông tin dưới đây để được tư vấn. Chúc bạn thành công! 

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Join the Conversation

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *