BẬT MÍ 9 kinh nghiệm kinh doanh không cần vốn để có khởi đầu thuận lợi
Kinh doanh không cần vốn đang là chủ đề nóng hổi trong thời gian gần đây do ảnh hưởng từ đại dịch Covid cũng như sự phát triển của các kênh thương mại điện tử. Nhưng liệu các mô hình bán hàng này có dễ dàng tiếp cận và phát triển như bạn nghĩ? Một vài kinh nghiệm kinh doanh không cần vốn dưới đây sẽ giúp bạn chọn được loại hình kinh doanh phù hợp và khởi động những ý tưởng sáng tạo.
Menu:
1. Quan trọng số 1 – Tìm kiếm ý tưởng phù hợp
Một cửa hàng kinh doanh sẽ chẳng thể thành công nếu thiếu đi ý tưởng. Đây là nền tảng cốt lõi để bạn triển khai bất cứ công việc nào tiếp theo: bạn phải biết mình sẽ bán hàng gì thì mới có thể tính toán tiếp xem bán như thế nào, bán giá bao nhiêu, quảng cáo bằng cách nào, v.v… Trong trường hợp bạn không có vốn hoặc ít vốn, thì việc tìm kiếm ý tưởng phù hợp lại càng thêm phần quan trọng.
Bạn hãy dựa trên sở thích, sở trường của bản thân để quyết định ngành hàng mà mình sẽ theo đuổi: Bạn hiểu biết nhiều nhất về sản phẩm gì, thuộc lĩnh vực nào? Bạn sành sỏi về mảng nào? Nếu chọn những ngành hàng quen thuộc với chính mình, bạn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn và chủ động phát triển doanh nghiệp hơn, chứ không cần dựa dẫm quá nhiều vào sự hướng dẫn từ người khác.
Một cách khác giúp bạn xác định được ngành hàng nào đang thu hút nhiều sự chú ý, đó là tham khảo mọi người xung quanh, bao gồm bạn bè, người thân, đồng nghiệp của mình. Hãy đặt câu hỏi cho họ: Gần đây họ quan tâm đến những sản phẩm gì? Nếu có cửa hàng bán sản phẩm đó, liệu họ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu để chi trả? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn khoanh vùng nhu cầu của thị trường địa phương, từ đó tìm ra hướng đáp ứng khách hàng hiệu quả.
Ví dụ, nếu vòng bạn bè của bạn chủ yếu là chị em phụ nữ ưa thích thời trang, làm đẹp và mê mẩn quần áo trên Taobao, thì mở một cửa hàng order hàng nội địa Trung Quốc là rất hợp lý. Còn nếu bạn quen biết nhiều game thủ sành sỏi, tại sao lại không kinh doanh dropship phụ kiện chơi game như tai nghe, tay cầm, chuột, bàn phím, v.v…?
Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước, đồng thời khảo sát doanh nghiệp đối thủ để xem mặt hàng nào bán chạy nhất. Nếu có nhiều cửa hàng mở ra cùng lúc và bán cùng một loại sản phẩm, thì chắc hẳn sản phẩm đó đang rất hot trên thị trường, sở hữu nhiều tiềm năng hứa hẹn. Hiện nay có rất nhiều công cụ online để hỗ trợ bạn nghiên cứu thị trường, như Google Trends hay danh sách best-seller trên các sàn TMĐT chẳng hạn.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về các phương thức Make Money Online, so sánh với nguồn lực hiện tại của bản thân, so sánh với thị trường mục tiêu và kênh bán hàng mà bạn định sử dụng. Việc làm này sẽ giúp bạn xác định được phương thức nào là phù hợp nhất với tình hình của bạn và tệp khách hàng mà bạn nhắm đến.
2. Chỉ nên tập trung vào 1 sản phẩm (hoặc danh mục nhỏ của nhóm sản phẩm)
Ôm đồm quá nhiều ngành hàng không bao giờ là một giải pháp hay, nhất là đối với các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ lẻ. Như ông cha ta đã nói: “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Bạn chỉ nên tập trung vào một sản phẩm ngách hoặc hot trend, và hãy thật thành thạo trong việc kinh doanh sản phẩm đó. Như vậy, bạn sẽ lọc ra được những khách hàng tiềm năng và trung thành nhất, những người dành sự quan tâm đặc biệt đến mặt hàng mà bạn đang bán.
Cách làm này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức bỏ ra để nghiên cứu và tìm hiểu về ngành hàng. Bạn cũng dễ dàng phác họa được chân dung khách hàng, tìm ra các kênh bán hàng hợp lý, từ đó có kế hoạch cụ thể và chính xác nhất để kinh doanh.
3. Đáp ứng những gì chưa được đáp ứng, tốt hơn hoặc rẻ hơn
Bạn không cần phải tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới, nhưng hãy trở nên khác biệt trong lĩnh vực cũ. Nếu bạn có thể cung cấp một sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường với mức giá rẻ hơn, hoặc chất lượng tốt hơn, hoặc lý tưởng nhất là cả hai, thì chắc chắn sẽ có vô số khách hàng tìm đến bạn. Như vậy bạn sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ đang bán sản phẩm giống mình.
Đối với hầu hết các phương thức kinh doanh online không cần vốn, như mô hình bán hàng dropshipping, làm cộng tác viên hay mở cửa hàng order, thường thì người bán khó mà can thiệp được vào kết cấu sản phẩm. Bởi lẽ họ nhập sản phẩm từ nhà cung cấp, hoặc đóng vai trò trung gian đưa sản phẩm của nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm cách cải thiện mức giá bán ra và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Giữa hai cửa hàng cùng bán một mặt hàng, ai mà chẳng muốn chọn bên có thái độ niềm nở, tận tình hơn và giá rẻ hơn, phải không nào?
Tuy vậy, bạn cũng nên đặt ra một giới hạn chứ đừng vì muốn cạnh tranh mà hạ giá bán xuống quá thấp. Bán phá giá là cách nhanh nhất để “giết chết” một doanh nghiệp nhỏ. Thay vào đó, nên đem lại những giá trị vô hình cho khách hàng như: chính sách bán hàng tốt, phục vụ và hướng dẫn khách hàng chu đáo, tổ chức nhiều sự kiện, áp dụng mã giảm giá, chương trình discount, v.v…
4. Lập 1 kế hoạch rõ ràng
Một số người có tâm lý coi việc kinh nghiệm kinh doanh không cần vốn là nhỏ lẻ và là nghề tay trái, vì vậy không đầu tư quá nhiều vào công việc này và cho rằng có mất thì cũng chẳng sao. Nhưng với bất cứ công việc nào, dù lớn hay nhỏ, thì bạn vẫn cần phải lên kế hoạch nhằm tối ưu hiệu quả của công việc và giảm thiểu rủi ro. Sở hữu một kế hoạch cho tương lai cũng giống như có tấm bản đồ khi đi rừng vậy, bạn sẽ không phải mò mẫm, loay hoay trong bóng tối và sẽ không đi lạc đường.
Kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp online có thể bao gồm: mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, nhiệm vụ cần thực hiện, tầm nhìn cho doanh nghiệp, chiến lược marketing, ngân sách cho từng hạng mục, v.v… Triển khai kế hoạch này càng cụ thể và rõ ràng càng tốt, như vậy bạn sẽ luôn được nhắc nhở về mục tiêu mình đang thực hiện. Một kế hoạch chi tiết cũng giúp bạn không rơi vào thế bị động, luôn có cách giải quyết dự phòng khi gặp vấn đề phát sinh. Hơn nữa, bạn cũng có thể quản lý các nguồn lực và thời gian của bản thân hiệu quả hơn.
5. Tận dụng các công cụ miễn phí
Hiện nay trên mạng có rất nhiều công cụ miễn phí dành cho những người làm kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh online không cần vốn. Bạn hãy suy nghĩ xem mình đang cần gì cho dự án, từ đó tìm ra những công cụ miễn phí để thực hiện. Chỉ cần một thao tác đơn giản trên Google là bạn sẽ nhận được hàng trăm kết quả đấy, vì vậy hãy tận dụng Internet một cách thông minh nhé! Ngoài ra, trên các mạng xã hội hiện nay cũng có kha khá tiện ích miễn phí phục vụ cho việc quảng bá, marketing sản phẩm mà bạn có thể tham khảo.
6. Chăm chút hình ảnh cửa hàng, sản phẩm và cá nhân bạn
Hình ảnh cửa hàng và sản phẩm chính là phương thức giao tiếp giữa bạn với khách hàng, chúng có sức ảnh hưởng quyết định đến việc họ có mua hàng hay không. Nhất là đối với các phương thức MMO mà bạn không trực tiếp sở hữu sản phẩm mà đóng vai tròn trung gian, thì cách duy nhất để bạn cải thiện ấn tượng trong mắt khách hàng chính là dùng hình ảnh quảng cáo/tiếp thị.
Nên dùng những hình ảnh độc đáo do bạn (hay đội ngũ của bạn) tự chụp hoặc thiết kế, và nên đảm bảo sự đồng bộ về phong cách, tông màu. Khi đó, khách hàng sẽ nhớ đến cửa hàng của bạn với những đặc điểm riêng biệt nhất định, không nhần lẫn với đối thủ nào khác.
Trên các hình ảnh mà bạn sử dụng, hãy chèn tên shop, slogan và thông tin liên hệ đầy đủ… Hãy nghiên cứu cách bố trí gian hàng trực tuyến của bạn sao cho thật khoa học, ví dụ như sắp xếp, phân loại sản phẩm theo danh mục rõ ràng để những ai truy cập vào trang của bạn tiện theo dõi hơn.
7. Tạo dựng lòng tin và sự chuyên nghiệp với các chính sách bán hàng minh bạch
Sau cùng, điều giữ chân khách hàng ở lại với bạn nhiều trường hợp lại chính là những chính sách bán hàng này. Với sự phát triển của thương mại điện tử hiện nay, khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm tương tự như thứ mà bạn bày bán ở rất nhiều nơi khác. Nhưng nếu thấy chính sách giao hàng, bán hàng, thanh toán, hoàn trả hàng hỏng/lỗi, bảo hành, bảo dưỡng (nếu có) mà bạn cung cấp minh bạch và chuyên nghiệp hơn so với những doanh nghiệp khác; thì họ sẽ tin tưởng và ưu tiên lựa chọn cửa hàng của bạn.
8. Cho mọi người xung quanh biết bạn đang làm gì!
Đối với mọi doanh nghiệp bán hàng, điều quan trọng bậc nhất là phải tạo độ phủ sóng cao. Vì thế, đừng dại gì mà giấu giếm mọi người về việc bạn đang làm. Hãy thông báo cho gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, hay bất cứ ai mà bạn có thể thông báo rằng: tôi đang kinh doanh mặt hàng này. Cập nhật thông tin trên trang mạng xã hội của bạn để toàn bộ friend list tiếp cận với cửa hàng, hoặc gửi email cũng là một cách hay. Bất cứ nhân tố nào biết đến cửa hàng của bạn cũng có thể giúp bạn lan tỏa thương hiệu một cách hiệu quả, dù họ có mua hàng hay không, vậy nên đừng bỏ lỡ cơ hội quảng bá nhé!
9. Tìm đồng minh!
Vận hành một doanh nghiệp bán hàng là trải nghiệm khá thú vị: có thăng có trầm, có niềm vui, có nỗi buồn, có những phút giây căng thẳng và cả những phút giây vỡ oà với đơn hàng đầu tiên. Vậy, bạn nghĩ sao về việc tìm kiếm một người đồng hành trên chặng đường nhiều thăng trầm này?
Thay vì gồng gánh mọi việc một mình, có thêm Co-founder sẽ giúp bạn xoay sở tốt hơn. Bạn sẽ được hỗ trợ về mặt ý tưởng, chia sẻ sức nặng công việc, và các bạn sẽ bù trừ những khuyết điểm của nhau. Nếu bạn là người sáng tạo, sở hữu rất nhiều ý tưởng mới mẻ nhưng lại chưa có kinh nghiệm “thực chiến” trên thương trường và bạn tìm được một Co-founder thành thạo các kỹ năng bán hàng, hiểu biết sâu rộng về kinh doanh thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không nào?
Đồng minh cũng là người hỗ trợ tinh thần, cùng bạn chia ngọt sẻ bùi, cùng ăn mừng khi công việc tiến triển thuận lợi hoặc động viên nhau vượt qua thời khắc khó khăn. Tuy nhiên, khi tìm kiếm đồng minh, bạn hãy chú ý một vài vấn đề như xung đột về lợi ích, thói quen, tính cách, v.v… Nên chọn người cùng chung chí hướng và tương đồng với bạn về nhiều mặt để việc hợp tác diễn ra suôn sẻ.
Đôi khi đồng minh đó không hẳn phải là một con người, một cá nhân mà là các nền tảng, công cụ giúp đỡ cho công việc của bạn. Và nếu bạn đang quan tâm tới Dropshipping, thì ShopBase chính là một người bạn như vậy – đáng tin cậy và là chỗ dựa vững chắc cho bạn trong hành trình kinh doanh.
ShopBase – nền tảng đầu tiên tại Việt Nam được phát triển nhằm phục vụ người bán và người mua hàng Dropshipping, Print-on-Demand và White Label, tạo môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới thuận lợi.
ShopBase hiện đang cung cấp rất nhiều tính năng, tiện ích ưu việt cho bạn nâng cấp và tối ưu cửa hàng online của mình: thiết lập một cửa hàng dễ dàng với giao diện tối ưu, các công cụ hỗ trợ marketing, quảng bá hay dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 bằng tiếng Việt v.v… Đặc biệt, dịch vụ PlusHub (tên cũ là ShopBase Fulfillment) được rất nhiều người dùng ShopBase ưa chuộng và sử dụng để tìm kiếm nguồn hàng uy tín và giá rẻ, đồng thời xử lý các đơn hàng dropship nhanh chóng.
Vì vậy nên nếu bạn có ý định bắt đầu với Dropshipping, ShopBase chắc chắn là công cụ mà bạn không thể bỏ qua.
Dropshiping hiện đang là mô hình đem lại lợi nhuận tiềm năng lớn nhất và đang rất phát triển. Bởi vậy, tham gia dropship là lựa chọn hàng đầu dành cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian, công sức. Hy vọng cùng với những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh không cần vốn trên đây, bạn sẽ có những khởi đầu thuận lợi.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào dropshipping, hãy liên hệ ngay với ShopBase để được giải đáp.
SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY
- Website: https://www.shopbase.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/ShopBaseVietnam/
- Cộng đồng ShopBase VN – Dropship & POD
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ShopBaseVietnam
- Địa chỉ: 130 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 024 6296 9246