不依靠Facebook

Bí kíp xây dựng chiến lược free traffic và paid traffic không phụ thuộc vào Facebook Ads

Quảng cáo Facebook là kênh thu hút traffic hàng đầu khi làm Dropshipping và Print-on-Demand (POD). Tuy nhiên, với những khó khăn mà nhiều chủ cửa hàng gặp phải với Facebook như: Bị khoá tài khoản, bị hạn chế do bầu cử tại Mỹ, … liệu quảng cáo Facebook có nên là kênh bán hàng duy nhất cho doanh nghiệp Dropshipping và Print-on-Demand?

1. Những rủi ro khi phụ thuộc vào Facebook

Nếu chỉ chọn Facebook là kênh chạy traffic cho store của mình, các chủ cửa hàng sẽ gặp 3 rủi ro chính:

  • Giá thầu cho các quảng cáo Facebook không dễ để kiểm soát do cạnh tranh.
  • Tài khoản quảng cáo bị khoá trong các sự kiện cao điểm tại Mỹ như: bầu cử hoặc các scandal của Facebook, …
  • Bỏ quên các kênh marketing khác hiệu quả hơn.

Khi chỉ sử dụng Facebook là kênh thu hút traffic duy nhất, bạn sẽ không tối ưu hoá được hiệu quả marketing chung qua các kênh bán hàng của cửa hàng.

2. Vì sao nên đa dạng hóa kênh thu traffic?

Khi làm Dropshipping, chủ doanh nghiệp luôn cần nhiều kênh quảng cáo và thu hút khách hàng khác nhau. Khi có nhiều kênh marketing, đội ngũ bán hàng sẽ có nhiều cơ sở và số liệu hơn để tăng hoặc giảm nguồn lực vào 1 kênh. Từ đó, việc sử dụng ngân sách dành cho quảng cáo cũng sẽ hiệu quả hơn. Thêm vào đó, sở hữu nhiều kênh marketing giúp chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn. Nếu một kênh không hoạt động, đội ngũ của bạn sẽ có phương án thay thế nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh.

3. Các cách thu hút traffic khác bên cạnh Facebook Ads

Để thay thế cho Facebook, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp chiếc lược tăng free traffic lẫn paid traffic. Dưới đây là các chiến lược cải thiện free và paid traffic mà bạn có thể cân nhắc áp dụng cho cửa hàng của mình.

>> Xây dựng website bán hàng với ShopBase

3.1. Free traffic

Các kênh free traffic chưa chắc giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng trong một thời gian ngắn như paid traffic nhưng lại là kênh mà bạn luôn cần đầu tư thời gian và công sức nếu muốn xây dựng thương hiệu Dropshipping hoặc POD dài hạn. Sẽ có những thời điểm doanh nghiệp không dư dả để đầu tư vào paid traffic, lúc đó free traffic sẽ là cứu cánh cho bạn.

3.1.1. Tối ưu SEO cho cửa hàng Dropship và POD

Tối ưu S-E-O cho cửa hàng là một phương pháp hiệu quả mang lại cho bạn một lượng traffic lớn. Từ đó giúp tăng sales mà chưa cần chạy quảng cáo.

Google có nhiều tiêu chí để xếp hạng cửa hàng của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của khách hàng. Tuy nhiên, có 3 yếu tố mà bạn cần quan tâm trước tiên: Từ khoá, tốc độ tải trang và trang giới thiệu sản phẩm.

Với từ khoá, hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị sẵn một bộ từ khoá liên quan đến niche mà mình kinh doanh. Nếu bạn bán hoodie, bạn nên biết khách hàng của mình sẽ tìm kiếm hoodie với các từ khóa nào khác: holiday hoodie, summer hoodie, Christmas hoodie … Bạn cũng cần quan tâm đến lượng tìm kiếm của các từ khóa này để sử dụng chúng một cách linh hoạt nhất. Các công cụ như: Google Keyword Planner, Keywordtool.io, Ahrefs, Moz, SEMrush, Keyword Surfer có thể giúp bạn xây dựng bộ từ khoá riêng cho mình.

Bạn có thể sử dụng add-on Keyword Surfer nhìn thấy lượng tìm kiếm của từ khóa như thế này

Bạn có thể sử dụng add-on Keyword Surfer nhìn thấy lượng tìm kiếm của từ khóa như thế này

Tốc độ tải trang cũng là một yếu tố mà bạn dễ dàng bỏ qua. Bạn nên sử dụng hình ảnh, video với độ phân giải và dung lượng vừa phải để trang không mất quá nhiều thời gian tải. Bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến tốc độ tải trên điện thoại, vì một lượng lớn traffic đến cửa hàng của bạn cũng sẽ từ các thiết bị di động nữa. Việc giảm bớt các hiệu ứng nặng hoặc đồ hoạ trên điện thoại là một ý hay để tăng tốc độ tải.

Cuối cùng, bạn cần đầu tư cho mỗi trang giới thiệu sản phẩm của mình:

  • Hình ảnh sản phẩm cần đẹp mắt, chuyên nghiệp nhưng không quá lòe loẹt.
  • Tiêu đề sản phẩm phù hợp với từng niche. Ví dụ với Apparel, bạn nên đặt theo mẫu này: Brand + Product Type + Gender + Keyword 1 + Keyword 2 + Colour + Size.
  • Mô tả sản phẩm phải rõ ràng, có chứa các từ khoá về sản phẩm mà bạn đã dùng ở tiêu đề.
  • Sử dụng thêm các khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng như: Buy 1 get 1, Freeship khi mua combo, …

Xem thêm: ShopBase Product – Cách thêm và tối ưu SEO sản phẩm trên cửa hàng của bạn

Đây chưa phải là 3 yếu tố duy nhất bạn cần quan tâm khi tối ưu SEO cho cửa hàng. Tuy nhiên, đây là 3 nội dung bạn có thể tự làm trước và nhanh nhất để cửa hàng có được thứ hạng tốt trong hành trình tìm kiếm của khách hàng.

3.1.2. Tương tác với cộng đồng khách hàng trên Facebook Groups thay vì Facebook Ads

Facebook groups là kênh giúp bạn kết nối với các cộng đồng khách hàng tiềm năng trong niche của mình. Bạn nên lưu ý, Facebook groups là kênh tăng free traffic ở phễu đầu vào của cửa hàng, qua đó tăng sales trên trang web cửa hàng. Chiến lược này phù hợp khi bạn muốn xây dựng thương hiệu đường dài cho cửa hàng.

Hãy gia nhập các group trong niche của mình

Hãy gia nhập các group trong niche của mình

Trước tiên, bạn cần am hiểu về niche của mình để chọn ra các group thực sự phù hợp. Hãy chọn các group có lượng tương tác cao thay vì chỉ quan tâm tới số lượng thành viên. Nếu bạn bán các mẫu áo in hình chó, mèo, bạn chắc chắn không thể bỏ qua các cộng đồng yêu chó, mèo tại Mỹ. Ngoài ra, khi có các content hay và độc đáo, bạn sẽ thu hút được một lượng người dùng lớn quan tâm đến các bài đăng của mình.

Nếu bán POD, hãy đầu tư vào các thiết kế trending. Đó chính là thứ vũ khí lợi hại giúp bạn thu hút lượng lớn người quan tâm qua các group. Bạn có thể đăng những thiết kế dựa trên các câu quotes hoặc memes mà cộng đồng mạng sáng tạo ra hàng ngày để thu về tương tác. Sau đó, nhắn tin cho những khách hàng đã tương tác với post của bạn để giới thiệu về cửa hàng. Một khi khách hàng đã thích trang của bạn, họ sẽ chia sẻ với bạn bè và bạn có được một lượng free traffic lớn qua hiệu ứng truyền miệng.

Nếu bạn thực sự thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong group, bạn thậm chí còn có thể cộng tác với admin các groups Facebook, làm việc với họ như một kênh affiliate giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn.

>> Bắt đầu bán hàng với ShopBase ngay

3.2. Paid traffic

Paid traffic sẽ giúp bạn tiếp cận với lượng người dùng lớn hơn trong một khoảng thời gian lớn hơn. Ngoài quảng cáo Facebook, còn rất nhiều kênh trả phí khác như: Google Shopping Ads, TikTok Ads, Influencers,… Triển khai nhiều kênh paid khác nhau cũng là cách giúp chủ doanh nghiệp đánh giả hiệu quả sử dụng ngân sách của mình tốt hơn.

3.2.1. TikTok Ads

2020 chứng kiến sự tăng trưởng thần tốc của TikTok khi liên tục đứng đầu danh sách tải xuống trên AppStore. Tại thị trường Mỹ, cứ 6 người thì sẽ có 1 người say mê TikTok như điếu đổ.

Có rất nhiều lý do để bạn sử dụng TikTok Ads cho POD và Dropship. Trước tiên, bạn hoàn toàn có thể quay một video sử dụng sản phẩm thực tế để tăng độ tin cậy cho người xem. Đồng thời, TikTok cũng giúp thương hiệu tiếp cận tập người dùng rất đa dạng. Bên cạnh genZ (độ tuổi 16-24) chiếm 41% người dùng TikTok, 59% còn lại là đối tượng cao tuổi hơn. Điều đó cho thấy tệp người dùng của TikTok rất đa dạng, bạn hoàn toàn có thể chọn ra tập khách hàng phù hợp cho các chiến dịch của mình.

So sánh về hiệu quả của quảng cáo Facebook và TikTok được thực hiện bởi Jungletopp (năm 2020)

So sánh về hiệu quả của quảng cáo Facebook và TikTok được thực hiện bởi Jungletopp (năm 2020)

Năm 2020, Jungletopp, một agency quảng cáo đa kênh tại Mỹ đã thực hiện một thử nghiệm với Facebook Ads và TikTok Ads. So với Facebook, TikTok có CTR thấp hơn (1.46% và 0.97%). Tuy nhiên, TikTok mang lại một lượng Impression hơn gấp đôi so với Facebook (11 triệu so với 4.7 triệu), cùng với đó là lượng Click cao hơn 1.5 lần (106 nghìn so với 68 nghìn). Các chỉ số này cho thấy TikTok giúp bạn tăng độ phủ thương hiệu tốt hơn rất nhiều so với Facebook, đồng thời thu hút nhiều người quan tâm tới sản phẩm hơn (Click cao hơn). TikTok sẽ là nền tảng không thể thiếu nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu kinh doanh lâu dài.

Hãy chú trọng tới video quảng cáo khi chạy TikTok Ads

Khi khởi tạo một chiến dịch TikTok Ads, bạn cũng cần thử nghiệm nhiều yếu tố như với quảng cáo Facebook. Trong đó, nội dung video quảng cáo là điều mà bạn nên thử nghiệm trước tiên. Sau khi đã tìm thấy mẫu video quảng cáo có lượng thu hút cao với cộng đồng TikTok, bạn mới tiếp tục tối ưu đối tượng và ngân sách. Một video hấp dẫn nên đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Chú trọng đến âm nhạc của video.
  • Thu âm riêng phần âm thanh và hình ảnh.
  • Mở đầu phải thu hút sự chú ý của người xem.
  • Liên tục thay đổi góc quay, các chi tiết từ 2-3 giây một lần.
  • Video có tỷ lệ 9:16.

Bạn cũng có thể tham khảo các bước mà ShopBase đã hướng dẫn trong bài viết này để tạo quảng cáo TikTok phù hợp với sản phẩm của bạn. 

3.2.2. Google Shopping Ads

Google Shopping Ads và Facebook Ads đều là 2 kênh tốt thu hút traffic và tạo ra đầu ra đơn hàng. Tuy nhiên, 2 kênh quảng cáo này nên được sử dụng ở những giai đoạn khác nhau khi làm Dropship và POD. Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu và kinh doanh lâu dài, bạn nên bắt đầu tìm hiểu về Google Shopping Ads và thử nghiệm trên kênh này.

Facebook nên được áp dụng ở giai đoạn đầu khi mới bán, khi bạn muốn lan truyền về thương hiệu của mình đến khách hàng. Quảng cáo Facebook sẽ giúp bạn tìm ra tập khách hàng của mình, những ai có thể hứng thú với thương hiệu của bạn. Bạn sẽ tiếp cận cả những người chưa có, hoặc không có nhu cầu với sản phẩm của bạn trên Facebook. Khi bạn đã có một lượng traffic và khách hàng đều đặn, hãy đầu tư thêm vào Google Shopping Ads. Google sẽ chỉ đưa sản phẩm của bạn xuất hiện với những người đang tìm kiếm từ khóa liên quan tới thương hiệu hay sản phẩm. Do vậy, Google có thể đem lại traffic có tỷ lệ mua cao hơn so với Facebook.

Trong dài hạn, hãy đầu tư cả vào Google Shopping Ads để tăng doanh số nhanh hơn và đi trước những đối thủ đang cạnh tranh với bạn.

Để chạy được Google Shopping Ads, bạn cần đăng ký GMC (Google Merchant Center)

Google rất quan tâm đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập các trang web mà Google đề xuất. Bởi vậy, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc của Google để có thể đăng ký GMC thành công. Hãy đảm bảo website của mình trông thật chuyên nghiệp và dễ nhìn với người dùng của Google.

Bạn cần đăng ký GMC trước khi chạy Google Shopping Ads

Bạn cần đăng ký GMC trước khi chạy Google Shopping Ads

Về mặt sản phẩm, bạn cần đảm bảo 2 yếu tố:

  • Không có sản phẩm hoặc nội dung nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu.
  • Phông chữ sử dụng khi mô tả sản phẩm phải thống nhất, không viết hoa tuỳ tiện.
  • Ngắt nghỉ đúng chỗ trong các câu mô tả.

Về mặt cửa hàng:

  • Đảm bảo không có những thông tin hứa hẹn không chính xác như: support 24/7, 100% guaranteed, …
  • Trang thông tin cửa hàng (About Us) phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, không sao chép.
  • Bắt buộc phải có 2 trong 3 thông tin: số điện thoại, địa chỉ cửa hàng, và email (email nên có thông tin về tên thương hiệu để tạo độ tin cậy).
  • Chính sách Hoàn trả (Refund) rõ ràng và đầy đủ.
  • Tên miền phải đảm bảo có SSL, truy cập được cả www và non-www.
  • Tên miền nên gắn với niche mà bạn đang kinh doanh.

Xem thêm: ShopBase và cách kết nối với Google Shopping cho các “tân binh”

Sau đó, bạn cần tìm ra cách tối ưu chiến lược Google Shopping Ads của mình

Một trong những vấn đề mà các chủ cửa hàng hay gặp là sử dụng ngân sách vào những từ khoá thiếu hiệu quả. Thay vì dành ra $50 chỉ cho những từ khóa hiệu quả thì chúng ta lại dành $50 cho rất nhiều từ khóa khác nhau. Vậy làm sao để tìm ra từ khoá hiệu quả?

  • Lập danh sách “negative keywords”: Bạn cần quan tâm đến ngân sách chi tiêu, impression và đặc biệt là ROAS (Return on Ads Spent) của các từ khoá mà mình đang sử dụng. Hãy mạnh dạn loại bỏ các từ khoá có ROAS thấp để chỉ chi tiêu cho những từ khóa hiệu quả cho sản phẩm của bạn. Thêm các từ khóa này vào danh sách “negative keywords” trên Google Ads sẽ giúp bạn sử dụng ngân sách hiệu quả hơn.
  • Tối ưu tiêu đề sản phẩm: Một thủ thuật đã được kiểm chứng là thêm các từ khóa có ROAS cao vào tiêu đề và mô tả sản phẩm có thể giúp sản phẩm của bạn xuất hiện trước mắt khách hàng dễ hơn, từ đó thu hút được nhiều traffic hơn đến trang mua hàng. Bạn có thể sử dụng một add-on là Feed for Google Shopping để tối ưu cách đặt tên sản phẩm và mô tả sản phẩm từ danh sách những từ khóa hiệu quả mà bạn đã có sẵn.

>> Bắt đầu bán hàng với ShopBase ngay

3.2.3. Influencers marketing

Key Opinion Customers (KOC) là hình thức phù hợp hơn cho các doanh nghiệp Dropship và POD so với việc sử dụng Key Opinion Leaders (KOL).

Vì sao KOC marketing nên được cân nhắc?

  • Chi phí dành cho KOC thấp hơn KOL: Ngân sách thuê KOL sẽ lớn hơn do họ là những người nổi tiếng với hàng triệu followers. Còn KOC chính là những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn.
  • KOC tác động vào quyết định mua hàng của các khách hàng khác: Những review của người tiêu dùng sẽ chân thực hơn so và giúp tăng uy tín cho cửa hàng nếu sản phẩm thực sự chất lượng.

Làm thế nào để kích hoạt một chiến dịch KOC marketing?

  • Kết nối và thu thập review, đánh giá của khách hàng thông qua các điểm chạm mà bạn đang có: review trên website, trên mạng xã hội, trong các groups, … Bạn nên hỏi họ về mức độ sẵn sàng chia sẻ về thương hiệu hoặc có thể nghĩ ra các khuyến mãi kích thích họ chia sẻ về sản phẩm.
  • Xác định các khách hàng có thể trở thành KOC cho thương hiệu qua danh sách những review trên.
  • Tiếp cận và làm việc với các KOC tiềm năng, tìm hiểu sâu về phản hồi của họ và đưa ra các phương thức hợp tác để đẩy mạnh thương hiệu. 
KOC marketing là xu hướng khá mới, bắt nguồn từ Trung Quốc

KOC marketing là xu hướng khá mới, bắt nguồn từ Trung Quốc

Chủ cửa hàng cũng có thể cân nhắc xây dựng chiến lược TikTok dựa trên việc hợp tác với các KOC. TikTok là một nền tảng rất ưa chuộng các UGCs (User Generated Contents – nội dung được tạo ra bởi người dùng). Bởi vậy, việc các khách hàng quay video về sản phẩm trên TikTok chẳng khác nào quảng cáo cho chính thương hiệu của bạn.

3.2.4. Các nền tảng mạng xã hội khác

Pinterest

Pinterest là mạng xã hội hình ảnh phù hợp để giới thiệu các thiết kế POD của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Theo thống kê từ chính Pinterest, khoảng 89% người dùng sẽ lấy ý tưởng mua sắm từ Pinterest. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Pinterest để thử nghiệm phản ứng của cộng đồng mạng với các thiết kế mới của mình. Nếu có chiến lược rõ ràng, bạn sẽ thu được một lượng lớn traffic từ Pinterest.

Trước tiên, Pinterest là cộng đồng chia sẻ hình ảnh. Bởi vậy, hãy luôn chú trọng vào những bức hình bạn đăng lên. Hãy đảm bảo hình ảnh của bạn đủ nổi bật để người dùng muốn click vào xem. Bạn có thể thiết kế một bộ ảnh sản phẩm thực tế như dưới đây.

Hình ảnh sản phẩm trên Pinterest

Hình ảnh sản phẩm trên Pinterest

Đồng thời, những tính năng như Rich Pins, Promoted Pins, Shop the Look Pins sẽ là công cụ rất hữu ích giúp bạn thu hút traffic từ Pinterest đến website của mình, cũng như kéo các nội dung từ website trực tiếp lên Pinterest.

Xây dựng thương hiệu trên Pinterest và content marketing cũng có những điểm tương tự. Thay vì thu hút sự chú ý của người dùng bằng câu chữ, bạn cần làm điều tương tự với hình ảnh nếu muốn có một thương hiệu hấp dẫn trên Pinterest.

Twitter

Với hơn 300 triệu người dùng, Twitter là nền tảng tiềm năng để bạn xây dựng một cộng đồng quan tâm đến thương hiệu của mình. Để tương tác với khách hàng hiệu quả trên Twitter, bạn không nên chỉ đăng sản phẩm và bán hàng. Hãy tạo ra những cuộc trò chuyện, truyền tải những nội dung marketing mang lại giá trị cho người đọc: Những xu hướng thời trang thịnh hành, hay những ý tưởng quà tặng tuyệt vời cho mùa lễ hội, … Khi đã có một lượng người quan tâm (followers) đủ lớn, Twitter sẽ là nguồn traffic tuyệt vời cho website bán hàng của bạn.

Ngoài ra, quảng cáo trên Twitter cũng có những tính năng rất đặc biệt so với Facebook. Bạn có thể nhắm quảng cáo trực tiếp đến đối tượng là những người đang follow một thương hiệu hay một người nổi tiếng. Qua đó, bạn đưa sản phẩm đến những đối tượng phù hợp hơn thay vì chỉ nhắm mục tiêu trên diện rộng. Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm POD dành cho gia đình, Twitter cho phép bạn quảng cáo tới tệp người dùng đang follow các thương hiệu về gia đình.

4. Đây là thời điểm để bắt đầu!

Để làm Dropshipping và POD lâu dài, chủ doanh nghiệp nên xây dựng mô hình Marketing đa kênh. Facebook luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến traffic và doanh thu của cửa hàng. Bởi vậy, để luôn thích nghi tốt trong một thị trường đầy biến động như hiện nay, bạn cần bắt tay ngay vào việc xây dựng chiến lược thu hút free kết hợp paid traffic để luôn sống khỏe dưới mọi hoàn cảnh thị trường.

Nếu bạn là người mới bước vào lĩnh vực Dropshipping/POD và chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tạo tài khoản ShopBase ngay để bắt đầu tạo cửa hàng và kiếm sale ngay từ hôm nay. Liên hệ với ShopBase VN nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến ShopBase cũng như Dropshipping, POD.

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *