Dropshipping và Affiliate có gì giống và khác nhau? Đâu là lựa chọn phù hợp với bạn?
Affiliate và Dropship là hai hình thức kinh doanh MMO rất hấp dẫn hiện nay, với cách thức vận hành không quá phức tạp, không cần đầu tư nhiều quá thời gian, công sức nhưng vẫn hứa hẹn mức lợi nhuận ổn. Bạn đang thắc mắc hai hình thức này giống và khác nhau ở điểm nào, cũng như bản thân bạn phù hợp với phương án nào hơn? Hãy cùng ShopBase tìm kiếm câu trả lời cụ thể qua bài viết dưới đây.
Menu:
1. Dropshipping và Affiliate Marketing là gì?
1.1. Về Dropshipping
Kinh doanh dropship là một mô hình kiếm tiền qua mạng (make money online – MMO) đang rất được ưa chuộng thời gian gần đây. Nghĩa của từ “dropshipping” là “bỏ qua khâu vận chuyển”, nói cách khác, đây là cách kinh doanh giúp cho người bán không cần trực tiếp giao hàng cho khách hàng của mình, vì vậy cũng không cần nhập và lưu kho hàng hóa.
Mô hình dropshipping có sự tham gia của ba bên: nhà bán lẻ dropship, khách hàng và nhà cung cấp. Khách hàng tiếp cận sản phẩm, đặt hàng, thanh toán thông qua trang web của nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ nhận tiền thanh toán, chuyển đơn hàng cho nhà cung cấp cùng với khoản tiền mua hàng rẻ hơn giá trị đơn hàng. Cuối cùng, nhà cung cấp phụ trách chuẩn bị, đóng gói, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Phần chênh lệch giữa khoản tiền mà khách hàng thanh toán và khoản tiền mua hàng từ nhà cung cấp chính là lợi nhuận của nhà bán lẻ dropship.
1.1.1. Ưu điểm
Sở dĩ mô hình bán lẻ dropshipping được ưa chuộng đến thế là do nó mang lại nhiều lợi ích cho người kinh doanh. Cụ thể, bán hàng dropshipping không yêu cầu bạn phải chuẩn bị số vốn lớn, dễ tiếp cận và bắt đầu, dễ mở rộng quy mô cửa hàng, đồng thời còn linh hoạt trong nhiều công đoạn.
- Không cần nhiều vốn: Tất cả những gì bạn cần đầu tư cho việc kinh doanh dropshipping chỉ là chi phí dành cho trang web cho cửa hàng như thuê domain, thuê hosting, thiết kế web, chạy quảng cáo, marketing, v.v… Bạn hoàn toàn không cần bỏ ra khoản vốn khổng lồ để thuê địa điểm làm cửa hàng và kho chứa hàng hóa, nhập hàng, quản lý hàng tồn kho. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá ngân sách mà vẫn mang về lợi nhuận đáng kể.
- Dễ tiếp cận và bắt đầu: Để làm dropshipping, bạn có thể tham khảo kiến thức được đăng tải trên mạng. Vì về cơ bản đây chính là hình thức kiếm tiền từ Internet, nên hầu hết những chỉ dẫn trên Internet đều khá chính xác. Bạn cũng không cần chuẩn bị gì nhiều ngoài một chiếc máy tính kết nối mạng. Hơn nữa, mọi khâu liên quan đến xử lý hàng hóa đều đã được giản lược, nên cho dù bạn có là một “tay mơ” không chút kinh nghiệm buôn bán đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ dễ dàng mở được một cửa hàng dropshipping.
- Dễ mở rộng quy mô: Với cửa hàng bán lẻ truyền thống, muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì bạn sẽ phải thuê mặt bằng rộng hơn, mở rộng kho bãi, dẫn đến rất nhiều công việc cần hoàn thiện. Nhưng với dropshipping thì hầu như mọi công việc vẫn được giữ nguyên khi bạn mở rộng quy mô, chỉ có duy nhất một phần việc thay đổi, đó là chiến lược bán hàng và marketing của bạn cần được đầu tư thêm.
- Linh hoạt trong nhiều khâu: Làm dropshipping, bạn hoàn toàn tự chủ về thời gian và địa điểm làm việc, cũng như việc lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chăm sóc khách hàng,… Nói chung, bạn tự chịu trách nhiệm về công việc của mình mà không cần sự chấp thuận từ bất cứ ai.
1.1.2. Nhược điểm
Lẽ dĩ nhiên, mô hình kinh doanh nào thì cũng có những nhược điểm nhất định. Dưới đây là một số nhược điểm của dropshipping mà bạn nên lưu ý nếu muốn thử sức:
- Cạnh tranh cao: Do dễ tiếp cận và bắt đầu, lại không yêu cầu nguồn vốn lớn nên có rất nhiều người tìm đến mô hình dropshipping với hi vọng tăng thêm thu nhập cá nhân. Họ thường đều chọn những mặt hàng phổ biến, dễ bán nhất nên khả năng “đụng hàng” với bạn sẽ rất cao. Cuộc chiến tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ, cùng với cuộc chiến tranh giành độ phủ sóng của cửa hàng mình chắc chắn sẽ rất gắt gao.
- Không quản lý được chất lượng sản phẩm: Vì bạn không phải đơn vị trực tiếp cung cấp sản phẩm nên bạn sẽ rất bị động trong việc quản lý chất lượng hàng hóa. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm tìm nguồn hàng làm dropshipping của bạn.
- Tốn nhiều nguồn lực trong quản lý đơn hàng: Cũng như vấn đề chất lượng sản phẩm, bạn không trực tiếp sở hữu kho hàng nên khó mà nắm bắt được số lượng hàng tồn kho, mặt hàng nào còn và mặt hàng nào hết. Việc duy trì liên lạc với nhà cung cấp để cập nhật tình trạng hàng hóa theo từng giờ có thể khá vất vả, nhất là khi bạn lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tương đối khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu: Bạn không phải là người làm ra sản phẩm mà chỉ đang phân phối sản phẩm của một nhà cung cấp, vì thế bạn khó mà tạo được dấu ấn riêng trong mắt khách hàng. Nếu sản phẩm bạn đang bán cũng được tiếp thị và phân phối bởi nhiều người kinh doanh dropshipping khác thì việc xây dựng thương hiệu lại càng trở nên khó khăn hơn.
1.2. Về Affiliate Marketing
Affiliate Marketing, được biết đến tại Việt Nam với tên gọi “tiếp thị liên kết” là một hình thức marketing nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của một nhà cung cấp, nhà sản xuất nhất định. Người làm Affiliate đóng vai trò trung gian kết nối giữa bên cung cấp và bên tiêu thụ, và sẽ được nhận hoa hồng khi họ tác động thành công khách hàng ghé thăm trang web, đặt mua sản phẩm của nhà cung cấp. Một số cách thức tác động phổ biến là gửi lời mời, giới thiệu, quảng cáo về chiết khấu dịch vụ, v.v…
Cách thức vận hành của Affiliate như sau: Bạn quảng cáo trên website của mình > khách hàng nhấp vào liên kết và được đưa đến trang của nhà cung cấp > bạn nhận hoa hồng dựa trên số lượt chuyển đổi (mua hàng) đạt được.
1.2.1. Ưu điểm
Dưới đây là một số ưu điểm của phương thức tiếp thị liên kết để bạn tham khảo:
- Chi phí ban đầu thấp: Cũng tương tự với dropshipping, bạn không cần bỏ tiền cho khâu nhập và lưu kho hàng hóa nên số vốn ban đầu mà bạn phải chuẩn bị sẽ không quá lớn. Thậm chí nếu bạn lựa chọn tiếp thị bằng cách gửi tin nhắn, gửi email hay trực tiếp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho khác hàng thì bạn còn không cần bỏ tiền ra xây dựng website của mình như Dropshipping.
- Dễ dàng tham gia: Mô hình Affiliate cho phép bạn tham gia bất cứ khi nào mình muốn, không cần thông qua ai giới thiệu cả. Việc đăng ký hoàn toàn là tự nguyện và miễn phí, bạn chỉ cần liên lạc với nhà sản xuất mà thôi.
- Không cần lo lắng về khâu sản phẩm, vận chuyển, đổi trả: Tất cả các khâu này đều do nhà cung cấp phụ trách, việc duy nhất bạn cần làm là quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ càng tốt. Bạn cũng không cần phải gia nhập doanh nghiệp, trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh mà chỉ là bên thứ ba có vai trò móc nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
1.2.2. Nhược điểm
Đơn giản và tiện lợi là thế nhưng Affliliate marketing cũng tồn tại những nhược điểm nhất định mà bạn nên tham khảo nếu muốn bắt đầu kinh doanh theo phương pháp này:
- Mất nhiều thời gian xây dựng: Thường thì những người có mạng lưới bạn bè rộng sẽ dễ dàng theo đuổi cách kiếm tiền này hơn. Nếu chưa sở hữu nhiều mối quan hệ, bạn có thể sẽ phải tốn kha khá thời gian để xây dựng mạng lưới của mình nhằm tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Và một khi bắt đầu, bạn sẽ không ngừng phải mở rộng mạng lưới nếu muốn tiếp tục gia tăng được lượng khách hàng cho nhà cung cấp.
- Hoa hồng thường không cao: Tùy thuộc vào từng nhà cung cấp/nhà sản xuất, bạn sẽ được trả một khoản hoa hồng hợp lý. Tuy nhiên thường thì khoản tiền này sẽ không quá cao, vì vậy nếu muốn kiếm được thu nhập khá từ Affiliate marketing thì bạn cần phải rất chăm chỉ.
- Người mua có thể mua hàng mà không nhấp vào liên kết Affiliate của bạn: Đây là khó khăn lớn nhất đối với người tham gia Affiliate, vì nếu khách hàng bỏ qua liên kết của bạn thì bạn sẽ không được tính hoa hồng cho đơn hàng đó.
- Phải trau dồi nhiều kiến thức về Marketing khác nhau: Để tham gia tiếp thị liên kết thành công, bạn cần phải thành thạo về SEO, quản trị website, Content, v.v… Nếu không, bạn rất khó thu hút được khách hàng nhấp vào liên kết của mình, do đó khó mà kiếm được tiền từ hình thức này.
- Việc chi trả hoa hồng bị chậm hoặc có một số yêu cầu nhất định: Tùy thuộc vào nhà cung cấp/nhà sản xuất, đôi khi việc chi trả hoa hồng sẽ bị chậm trễ do các vấn đề như đoái soát chậm, duyệt chi chậm. Hoặc họ sẽ đưa ra những yêu cầu nhất định về tài khoản ngân hàng, quy trình thanh toán, số lượt khách truy cập tối thiểu từ link của bạn,… mà bạn cần phải tuân theo.
- Quảng cáo hạn chế: Một số chương trình Affiliate có hạn chế trong khâu quảng cáo, ví dụ như bạn không được phép chạy quảng cáo với vài cụm từ khóa nhất định, hay không được phép tiếp thị qua email.
2. Điểm giống nhau giữa 2 mô hình MMO – Affiliate và Dropship
Cùng là những mô hình kiếm tiền qua mạng trong đó người bán đóng vai trò trung gian giữa người mua và nhà cung cấp, nên Dropshipping và Affiliate dĩ nhiên có khá nhiều điểm giống nhau.
- Không cần vốn lớn, có thể bắt đầu làm bất cứ khi nào: Cả hai mô hình này đều không yêu cầu bạn bỏ vốn thuê mặt bằng, kho bãi, nhập và quản lý hàng hóa mà chỉ cần vốn tối ưu website và marketing.
- Rủi ro thấp: Khi kinh doanh theo hai hình thức Dropship và Affiliate, bạn đều không phải lo lắng chuyện không bán được hàng, tồn kho lớn, lỗ nhiều hơn lãi, do đơn vị phụ trách xử lý hàng tồn kho không phải là bạn.
- Không cần quan tâm đến hệ thống kho bãi, vận chuyển, chăm sóc khách hàng: Tất cả các vấn đề này đều do nhà cung cấp phụ trách, việc duy nhất bạn cần làm là phủ sóng sản phẩm hoặc dịch vụ đến nhiều khách hàng hơn.
- Đều yêu cầu kỹ năng chạy quảng cáo, tiếp thị ở người thực hiện: Vì cả hai hình thức đều chú trọng vào khâu marketing nhiều nhất, nên đây sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn. Nếu không có kỹ năng chạy quảng cáo, tiếp thị tốt, bạn sẽ khó mà tạo ra lợi nhuận từ Dropship và Affiliate marketing.
3. Sự khác biệt giữa Dropshipping và Affiliate Marketing
Bên cạnh những điểm giống nhau, Dropshipping và Affiliate Marketing cũng có một số khác biệt. Những khác biệt này sẽ quyết định tính chất của công việc và giúp bạn lựa chọn xem mình phù hợp với hình thức kinh doanh nào hơn.
- Với dropshipping, bạn đang bán một sản phẩm từ trang web của mình, nhưng với tiếp thị liên kết, khách hàng được đưa đến một trang web thương mại điện tử khác thông qua liên kết của bạn. Nói cách khác thì khi làm dropship, bạn là người bán hàng độc lập, nhưng khi tham gia affiliate thì bạn giống như một nhân viên tiếp thị không chính thức của nhà cung cấp hơn.
- Khi dropshipping, bạn sẽ cần phải tự mình xử lý dịch vụ chăm khách hàng. Nhưng với tiếp thị liên kết thì trang web bán sản phẩm sẽ xử lý mọi vấn đề về dịch vụ khách hàng, bạn chỉ cần hoàn thành một khâu là đưa người tiêu dùng tiếp cận với trang web của nhà cung cấp.
- Dropshipping có thể cho lợi nhuận cao hơn, do bạn là người tự đặt giá cho sản phẩm mà mình kinh doanh. Còn với affiliate thì bạn không hưởng mức chênh lệch giữa giá bán và giá nhập hàng, mà là hưởng hoa hồng từ nhà cung cấp và mức hoa hồng đó thường không cao.
- Với dropshipping, bạn sẽ nhận được thanh toán ngay sau khi giao dịch hoàn tất. Nhưng với tiếp thị liên kết, bạn có thể phải đợi từ 1 đến 3 tháng để nhận được hoa hồng.
4. Nên làm Affiliate hay Dropshipping?
Như đã phân tích ở trên có thể thấy rằng, Affiliate và Dropship là 2 mô hình kinh doanh không vốn cực kỳ tiện lợi và dễ tiếp cận, bạn có thể tiến hành kinh doanh ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào. Tùy thuộc vào ưu nhược điểm của từng hình thức, bạn có thể lựa chọn hình thức nào phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình nhất.
Trong khi Affiliate là mô hình dễ thực hiện hơn, đơn giản hơn vì có thể bạn không cần 1 website thì Dropship lại cho thấy lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, bởi bạn được kiểm soát giá sản phẩm và khách hàng có khả năng quay lại ghé thăm website của bạn. Bù lại, bạn phải bỏ nhiều công sức hơn để xây dựng chiến lược bán hàng cho cửa hàng dropship của mình.
Tuy nhiên, chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, thì dù có lựa chọn Dropshipping hay Affiliate, bạn vẫn có thể làm giàu!
Bạn mới bắt đầu tìm hiểu và chưa biết cách bán hàng qua dropshipping như thế nào, bạn lo sợ sẽ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thử bán…, hãy đến với ShopBase – nền tảng TMĐT đầu tiên tại Việt Nam dành cho Dropshipping, Print-on-Demand và White Label.
Bạn có thể lựa chọn giữa rất nhiều giao diện cửa hàng đa dạng mà chúng tôi cung cấp, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng ngay trên trang quản trị ShopBase bằng công cụ PlusHub ưu việt, hay sử dụng các tiện ích, công cụ bổ trợ để marketing hiệu quả nhất trên mọi nền tảng mà cửa hàng ShopBase của bạn liên kết.
Ngoài ra, khâu thanh toán trên ShopBase cũng được tiền hành rất mượt mà, hạn chế tối đa sự cố. Với ShopBase, các khâu quản lý cửa hàng, quảng bá, tiếp thị, bán hàng dropship sẽ trở nên vô cùng thuận tiện, đơn giản và khoa học.
Trong suốt quá trình bán hàng, ShopBase sẽ luôn có mặt, giữ sự kết nối chặt chẽ với bạn cũng cộng đồng của mình thông qua đội ngũ hỗ trợ 24/7, các hoạt động online sôi nổi hay những buổi offline trao đổi kiến thức, kinh nghiệm.
Và đặc biệt hơn nữa, tất cả những dịch vụ và tiện ích hấp dẫn trên chỉ gói gọn từ 19$!
Dù bạn có lựa chọn Dropshipping hay Affiliate, hãy nhớ rằng mấu chốt cho sự thành công là hiểu rõ bạn đang làm gì, và tối ưu hóa mọi khâu làm việc để đạt được kết quả như ý.
Nếu bạn đang tìm kiếm và muốn tự xây dựng một lộ trình dropship bài bản, khoá học EZ Dropshipping sẽ là bước khởi đầu hoàn hảo dành cho bạn!
Hãy liên hệ với ShopBase nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến ShopBase và dropshipping.
SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY
- Website: https://www.shopbase.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/ShopBaseVietnam/
- Cộng đồng ShopBase VN – Dropship & POD
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ShopBaseVietnam
- Địa chỉ: 130 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 024 6296 9246