Thị trường dropshipping nước ngoài – chân trời “triệu đô” cho các doanh nhân trẻ
Chúng ta đều biết rằng mô hình kinh doanh dropshipping đang ngày càng phổ biến, với tiềm năng lợi nhuận rất cao. Nhưng nên làm dropship ở thị trường Việt Nam hay thị trường quốc tế? Hãy cùng bài viết dưới đây trả lời câu hỏi: “Có nên làm dropshipping nước ngoài hay không?”
Menu:
1. Tại sao nên lựa chọn thị trường dropshipping quốc tế?
Các seller (người bán) tại Việt Nam khi tham gia kinh doanh Dropship có hai sự lựa chọn về thị trường hoạt động đó là thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Tùy thuộc vào nguồn vốn, sở thích cũng như sự tìm hiểu về tiềm năng mà bạn có thể lựa chọn thị trường phù hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường Dropshipping quốc tế là nơi mà hầu hết mọi seller trong cộng đồng dropshipping Việt Nam sẽ khuyên bạn để “tham chiến”.
Vậy điều gì đã tạo nên sức hút của thị trường quốc tế đối với những người tham gia vào loại hình kinh doanh này? Dưới đây là những lý do cụ thể:
- Mặc dù vẫn có lựa chọn ship COD (thanh toán tiền mặt khi nhận hàng), tuy nhiên quy trình thanh toán của các trang TMĐT có hỗ trợ dropship hầu như không đủ nhanh gọn để đáp ứng thị trường Việt Nam.
- Nhiều mặt hàng có giá sỉ khá cao so với các nguồn hàng ở Việt Nam.
- Đối với hoạt động dropshipping, nguồn hàng phổ biến nhất là từ những nhà cung cấp Trung Quốc, vì vậy thời gian vận chuyển khá lâu, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thế nên thay vì chờ hàng dropship thì khách hàng thường chọn đặt qua các sàn TMĐT trong nước như Shopee hay order Taobao.
- So với việc bán dropship ở Việt Nam, lợi nhuận mang lại khi target vào thị trường nước ngoài hứa hẹn lớn hơn rất nhiều.
Theo số liệu của Statista, thị trường thương mại điện tử quốc tế (bao gồm Dropshipping) hi vọng cán mốc $4.9 nghìn tỷ đến hết năm 2021 và có mức tăng trưởng hơn 32% đạt $6.5 nghìn tỷ vào năm 2023.
- Người Việt Nam hầu hết chưa quen đặt mua hàng qua trang web vì sợ gặp lừa đảo, họ hay mua hàng trên các Marketplace như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… hoặc đặt mua qua fanpage của các thương hiệu Việt trên mạng xã hội. Còn người nước ngoài chuộng cả hai kênh mua sắm này nên cơ hội sẽ mở rộng hơn đối với nhà bán lẻ dropshipping.
>>> Học bán dropshipping CHUYÊN NGHIỆP ngay từ đầu! Đăng ký khoá học EZ Dropshipping ngay!
2. TOP 10 nền tảng bán dropshipping nước ngoài ẤN TƯỢNG NHẤT hiện nay
Dưới đây là những dropshipping platform được hỗ trợ rất tốt và rất được người bán quan tâm thời gian gần đây:
2.1. ShopBase
Bạn có biết rằng trước khi thành lập ShopBase, đội ngũ của trang web này đã có kinh nghiệm gần 10 năm chinh chiến trong ngành TMĐT và được làm việc với rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp thành đạt? Hiểu rõ hơn hai hết những khó khăn, bất cập của người kinh doanh xuyên biên giới, đặc biệt là những người bán hàng ở Việt Nam, ShopBase đã cho ra đời platform đầu tiên dành cho Dropshipping, POD và White Label tại nước ta. Mục tiêu của ShopBase là hướng đến việc tạo ra môi trường TMĐT xuyên biên giới thuận lợi cho cả người bán và người mua.
ShopBase phù hợp với tất cả những ai đang kinh doanh dropship, đặc biệt là những người mới bắt đầu – những người mong muốn mở rộng việc kinh doanh của mình sang địa bàn quốc tế. Do vậy nên ShopBase có mức giá dịch vụ cực kỳ phải chăng cùng với các tính năng ưu việt tuyệt vời, tiện lợi và dễ sử dụng.
Một số lợi ích hấp dẫn mà bạn sẽ nhận được khi dùng ShopBase là:
- Giao diện cửa hàng phong phú và ấn tượng.
- Cho phép người dùng tùy chỉnh linh hoạt.
- Hệ thống ứng dụng có sẵn hoàn toàn miễn phí với hiệu quả mạnh mẽ.
- Trải nghiệm thanh toán mượt mà, suôn sẻ.
- Tìm nguồn hàng dễ dàng và vận chuyển hàng hóa đảm bảo với dịch vụ fulfill PlusHub.
- An toàn bảo mật thông tin cho người dùng.
- Dễ dàng liên kết và “chuyển nhà” sang các nền tảng khác.
- Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, tâm huyết.
Với những ưu điểm kể trên, chắc chắn ShopBase chính là lựa chọn hàng đầu cho bất cứ ai có ý định kinh doanh dropshipping!
2.2. Facebook
Mạng xã hội “hot” hàng đầu thế giới này cũng là một nền tảng để làm dropshipping quốc tế hiệu quả. Tại đây, bạn có thể tìm thấy: fanpage của các nhà cung cấp hàng hóa để liên lạc và hợp tác, các hội nhóm cộng đồng hỗ trợ nhau làm dropship, và đặc biệt nhất là một lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ.
Với các công cụ Facebook cung cấp, bạn dễ dàng lập ra được một trang bán hàng của riêng mình và dùng Facebook Ads để bắt đầu quảng cáo doanh nghiệp. Nhược điểm hiện tại của Facebook là nó chưa có đầy đủ tiện ích và tính năng chuyên môn phục vụ việc kinh doanh như một sàn TMĐT. Nhưng có lẽ điều này sẽ sớm được khắc phục bởi định hướng sắp tới của hầu hết các mạng xã hội sẽ bao gồm xây dựng một sân chơi mua bán chuyên nghiệp.
2.3. AliExpress
Trực thuộc tập đoàn Alibaba, AliExpress là một trong số các Marketplace nổi tiếng nhất dành cho người mua và người bán dropshipping. Do chuyên phục vụ hoạt động dropship nên AliExpress cung cấp rất nhiều công cụ, tiện ích để tối ưu hóa quá trình bán hàng dropship cho bạn. Trang web sở hữu một khối lượng vô cùng lớn hàng hóa các loại cũng như gian hàng của các nhà cung cấp.
Tuy nhiên, khi làm dropship trên AliExpress, bạn có thể gặp phải chút trở ngại về thời gian vì sự chênh lệch múi giờ giữa bạn và nhà cung cấp/khách hàng.
2.4. Amazon
Là một sân chơi lớn tầm quốc tế dành cho những người bán hàng online, là doanh nghiệp đi đầu trong ngành TMĐT, chắc chắn Amazon là nền tảng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn làm dropshippping nước ngoài. Amazon hỗ trợ gần như mọi mô hình MMO bao gồm cả dropshipping, affiliate marketing, v.v…
Lượng truy cập vào trang web này cực kỳ khủng, gấp nhiều lần các trang mua sắm trên mạng khác, và ngành hàng, phân loại hàng cũng vô cùng đa dạng. Đi kèm với đó là một số nhược điểm như tính cạnh tranh cao vì bạn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ mạnh, đồng thời việc khởi nghiệp trên Amazon đòi hỏi nguồn vốn khá lớn.
2.5. Ebay
Tuy lượt truy cập không cao bằng, nhưng eBay cũng được coi là một đối thủ đáng gờm của “ông lớn” Amazon trong ngành e-Commerce. Thậm chí một cuộc khảo sát còn chỉ ra rằng khách truy cập có xu hướng dành nhiều thời gian trên trang eBay hơn so với việc chỉ lướt qua các mặt hàng ở Amazon. Khâu quản lý các shop của trang web này không quá chặt chẽ như Amazon nên sẽ dễ dàng hơn cho người mới.
Mặc dù eBay không yêu cầu quá nhiều chi phí đối với cửa hàng nhỏ, nhưng nhược điểm là nếu bạn mở rộng quy mô thì mức phí mà họ thu cũng tăng lên theo cấp số nhân. Vì thế các doanh nghiệp có thể phải cân nhắc đôi chút về chi phí dành cho trang thương mại này.
2.6. Magento
Magento là một trong những nền tảng TMĐT hàng đầu với vô số phần mềm, ứng dụng mạnh mẽ, và đặc biệt là cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn có khả năng lưu trữ hàng trăm nghìn sản phẩm của hàng trăm nghìn cửa hàng mà không bị quá tải, tốc độ lướt trang vẫn mượt mà. Vì vậy nên dù bạn có update shop hay mở rộng quy mô kinh doanh thì cũng chẳng cần lo lắng gì, nền tảng này còn cung cấp các tính năng cho bạn quản lý doanh nghiệp, làm SEO, quảng bá hiệu quả hơn. Đây cũng sẽ là một lựa chọn đáng để lưu tâm nếu bán dropshipping quốc tế
Dù vậy, chi phí mà Magento yêu cầu sẽ khá cao, bạn có thể dùng phiên bản miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn kha khá tính năng tốt. Hơn nữa, Magento là nền tảng khá phức tạp và đòi hỏi khả năng lập trình cao, thế nên sẽ khá khó khăn với những ai chưa có kinh nghiệm IT hoặc chưa tìm được một chuyên gia hỗ trợ.
2.7. Bonanza
Bonanza là một trang web TMĐT cho phép các doanh nhân xây dựng doanh nghiệp bán hàng online bền vững dựa trên lượng khách hàng quen thuộc. Nhờ chọn người bán làm trung tâm và luôn luôn lắng nghe phản hồi của người bán, Bonanza đã nâng cấp giao diện cũng như nhiều tính năng để tối ưu trải nghiệm, hỗ trợ bạn phát triển việc làm ăn thuận lợi nhất. Một số công cụ tiêu biểu của Bonanza có thể kể đến khả năng đồng bộ kho hàng với các nền tảng lớn như eBay, Shopify, Amazon; tính năng chỉnh sửa đa sản phẩm; tùy chỉnh campaign quảng cáo, v.v…
Hiện nay, so với những “ông lớn” thì Bonanza vẫn chưa thu hút được lượng truy cập lớn tương đương, và do đó tính cạnh tranh cũng không cao bằng.
2.8. Shopify
Đây là cái tên đã quá quen thuộc đối với bất cứ người bán hàng dropship nào, do tính ưu việt, dễ sử dụng và độ phổ biến cao. Điều khiến Shopify ăn điểm với người sử dụng là giao diện và các tính năng được thiết kế vô cùng đơn giản, ngay cả những ai có kiến thức lập trình bằng 0 cũng có thể bắt đầu trên nền tảng này. Shopify cũng cung cấp số lượng lớn giao diện sẵn có bắt mắt, nhiều ứng dụng hỗ trợ kinh doanh, quảng cáo và đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
Nhược điểm của Shopify là tốc độ tải trang không cao lắm, đôi khi sẽ bị quá tải nếu lượng người truy cập cao. Bên cạnh đó, trang web yêu cầu bạn phải dùng URL có sẵn.
2.9. Big Commerce
Big Commerce là một công ty TMĐT tương đối trẻ, mới bắt đầu tham gia thị trường dịch vụ MMO từ năm 2009. Trang web này tích hợp Google Merchant Center cho phép bạn trực tiếp quảng cáo sản phẩm của mình trên Google Shopping, cũng như đa dạng các công cụ tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau từ các Marketplace như Amazon, eBay đến các mạng xã hội như Facebook, Pinterest, v.v… Bên cạnh đó, Big Commerce cũng xây dựng nhiều lựa chọn về phương thức thanh toán, giúp khách hàng thuận lợi mua sắm. Tuy vậy, trang web giới hạn mức doanh thu tối đa mà một cửa hàng có thể thu về hàng năm nên sẽ hơi khó khăn nếu bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
2.10. WooCommerce
Khác với các website kể trên, WooCommerce là một plugin mã nguồn mở trên WordPress cung cấp nhiều tính năng để giúp bạn xây dựng trang bán hàng cho mình. Công cụ này hoàn toàn miễn phí và cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, hơn nữa còn sở hữu thư viện template đa dạng dành cho trang WordPress cùng nhiều tiện ích quảng cáo/marketing. Tính bảo mật của WooCommerce cũng rất cao, giúp bạn yên tâm trong quá trình sử dụng.
Nhưng do là một nền tảng được xây dựng sẵn, nên bạn gần như không thể tùy chỉnh các tính năng hay nghiệp vụ bán hàng riêng trên WooCommerce cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, mà luôn phải làm theo các quy định của hệ thống.
3. 4 lưu ý quan trọng nhất khi tham gia bán dropshipping quốc tế
3.1. Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường – sản phẩm
Đây là bước nền tảng và không thể thiếu, giúp tạo dựng cơ sở vững chãi cho bạn bắt đầu việc kinh doanh của mình. Những công việc tiên quyết bạn nên làm khi tham gia bán dropshipping ở nước ngoài như: tìm hiểu xu hướng của người tiêu dùng, các sản phẩm tiêu biểu trên thị trường, lựa chọn ngành hàng, tìm sản phẩm dropshipping phù hợp và định hướng kinh doanh của bạn, phân tích những ngách sản phẩm tiềm năng nhất,… Cũng nhờ khâu này mà bạn có thể chọn ra được sản phẩm tốt và đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
3.2. Nghiên cứu chân dung khách hàng
Bạn hãy vạch ra chi tiết chân dung khách hàng của mình với đầy đủ mọi đặc điểm như: địa bàn sinh sống, độ tuổi, giới tính, khoảng thu nhập, sở thích, mối quan tâm, v.v… Việc này là tiền đề để bạn lên kế hoạch quảng bá, tiếp thị sao cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn bán ngành hàng mẹ và bé, khách hàng của bạn sẽ là những mẹ bỉm sữa hoặc thành viên gia đình có trẻ nhỏ, chủ yếu thuộc lứa tuổi 20-35, từ đó bạn sẽ thiết kế các chiến dịch marketing gây được hứng thú với đối tượng khách hàng này.
3.3. Tìm đơn vị Fulfiillment phù hợp
Fulfillment nghĩa là gì? Có thể hiểu đây là các công đoạn hậu cần, xử lý đơn hàng bắt đầu từ khi khách hàng order cho đến khi sản phẩm được đưa đến tận tay khách. Đây là khâu cần đặc biệt chú ý bởi bạn không phải là người trực tiếp thực hiện fulfill, mà nhà cung cấp hoặc nền tảng TMĐT mà bạn lựa chọn sẽ đảm nhiệm phần việc này. Tức là, việc bạn tìm và chọn lựa đơn vị Fulfillment uy tín, chất lượng, đảm bảo sẽ đóng vai trò rất lớn với việc kinh doanh của bạn. Hãy chọn các đơn vị nhận được review tốt từ nhiều nhà bán lẻ, có chính sách minh bạch, rõ ràng, dịch vụ nhanh chóng.
3.4. Cổng thanh toán
Cân nhắc về cổng thanh toán cũng là một lưu ý quan trọng, vì bạn không phải đang phục vụ khách hàng trong nước mà là khách hàng quốc tế. Chắc chắn hai bên sẽ gặp một số cản trở khi thanh toán như khác biệt về đơn vị tiền tệ, phát sinh phí chuyển đổi tiền tệ, hoặc cổng thanh toán mà khách hàng sử dụng không tương thích với cổng của bạn/không được cho phép tại đất nước bạn.
Dropshipping ở thị trường nước ngoài có thể sẽ còn khá mới mẻ và rất nhiều thử thách đang đợi bạn, một người bạn đồng hành như ShopBase chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!
Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình làm dropshipping bài bản từ con số 0, khoá học EZ Dropshipping sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn!
SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY
- Website: https://www.shopbase.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/ShopBaseVietnam/
- Cộng đồng ShopBase VN – Dropship & POD
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ShopBaseVietnam
- Địa chỉ: 130 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 024 6296 9246