Muốn scale cửa hàng Dropship lên hơn 100k/tháng? Mô tả sản phẩm của bạn cần phải có những yếu tố sau
Có thể nhiều chủ kinh doanh cho rằng, mô tả sản phẩm không nằm trong danh sách những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu cửa hàng.
Tuy nhiên, liệu bạn đã biết người viết quảng cáo hay là người bán hàng giỏi nhất? Trên thực tế, có rất nhiều người bán “xem nhẹ” việc tối ưu mô tả sản phẩm mà không hề biết rằng đây là một yếu tố có quan trọng giúp cửa hàng Dropship của bạn bứt phá doanh số.
Trong bài viết này, ShopBase sẽ đưa ra 9 yếu tố không thể bỏ qua để có một mô tả sản phẩm hấp dẫn khách hàng ngay từ những giây đầu tiên, dựa trên chia sẻ của một seller đã áp dụng và bán được hơn 100 nghìn đô/tháng.
Menu:
Đánh trúng tâm lý khách hàng
Để khách hàng dừng lại và đọc mô tả sản phẩm thật kỹ, thì trước tiên, bạn cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai? “Nỗi đau” (nhu cầu) của họ là gì, điều gì kích thích họ, loại ngôn ngữ/ thuật ngữ họ quen sử dụng/giao tiếp là gì?
Sau đó, bạn hãy viết mô tả sản phẩm theo những tiêu chí đó và hãy viết một cách tự nhiên để người mua cảm nhận được rằng người bán đang giới thiệu sản phẩm đến họ chứ không phải một cái máy.
Thu hút khách hàng bằng những lợi ích mà sản phẩm mang đến
Điều kiện tiên quyết để khách hàng quyết định mua sản phẩm hay không là sản phẩm này có thể giải quyết được vấn đề của họ hay không. Chính vì vậy, bạn hãy cụ thể hóa những lợi ích này bằng cách gắn mọi lợi ích với một trong các đặc điểm / thuộc tính của sản phẩm.
Ví dụ: Nếu bạn đang bán quần áo tập thể dục thì thay vì chỉ nói về loại vải, chất liệu, bạn hãy nói thêm về ưu điểm nổi bật của loại vải này như thấm hút mồ hôi tốt, giúp bạn luôn khô ráo và thoải mái…
Tránh lạm dụng các từ chung chung, quá nhiều người sử dụng
Bạn không nên dùng quá nhiều những từ “khen” sản phẩm như chất lượng cao, tốt nhất, cải tiến, tiết kiệm lớn… Những từ này có nghĩa chung chung và hầu như sellers nào cũng dùng nên rất khó để tạo ra sự khác biệt và thuyết phục khách hàng.
Đưa ra những con số hoặc chứng minh khoa học
Hãy tập trung mô tả sản phẩm của bạn bằng cách cho người mua thấy lý do vì sao sản phẩm này có ích cho họ.
Ví dụ: Nếu bạn mô tả rằng chiếc áo mưa này chống thấm nước tốt hơn các loại áo mưa khác, khách hàng nên mua thì vẫn sẽ khiến khách hàng nghi ngờ bởi không có dẫn chứng cụ thể. Nhưng nếu bạn nói rằng mẫu áo mưa này có khả năng chống nước hơn 67% so với áo mưa nilon thông thường sẽ khiến khách hàng hình dung rõ và có tính khoa học, đáng tin hơn.
Kể một câu chuyện ngắn
Trên thực tế, câu chuyện dễ nhớ hơn 20% so với những mô tả thông thường. Bạn có thể kể về quá trình làm ra sản phẩm, những khó khăn gặp phải khi sản xuất, nguồn cảm hứng để tạo ra nó… Tuy nhiên, câu chuyện nên ngắn gọn và tập trung, không nên lan man, dài dòng.
Sử dụng những từ liên quan đến giác quan
Các từ cảm tính giúp tăng doanh số bán hàng vì chúng thu hút não bộ xử lý nhiều hơn. Bạn có thể xem quảng cáo đồ ăn / nhà hàng để tìm cảm hứng. Họ có xu hướng sử dụng hầu hết các từ liên quan đến giác quan như: Nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ…
Ví dụ: Khi mô tả về các sản phẩm quần áo, thay vì mô tả chung như: Chiếc áo này được làm từ 100% vải cotton, thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Bạn có thể viết như sau: Mẫu áo này được làm 100% từ chất liệu vải cotton, đảm bảo rằng chỉ cần chạm vào ngay từ lần đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, êm ái. Và đặc biệt, ngoài khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, chất vải này còn cực kì an toàn cho da, kể cả da nhạy cảm.
Yếu tố Feedback
Sự thật là những khách hàng đã mua là nhân viên bán hàng tốt nhất. Bạn hãy dùng những feedback đánh giá cao sản phẩm để chứng thực cho mô tả của mình. Hãy nhớ đi kèm một vài hình ảnh feedback để tăng sự tin tưởng nhé!
Làm nổi bật phần mô tả sản phẩm
Để phần thông tin này có thể đập vào mắt người mua ngay từ những giây đầu tiên, bạn cần làm nổi bật nó bằng cách: tạo các headlines, in đậm, in nghiêng, phóng to font chữ, dùng bullet… Gif, hình ảnh hay video cũng là những công cụ đắc lực để thu hút khách hàng.
Test để tìm ra format tốt nhất
Để có thể biết được khách hàng có hứng thú với mẫu mô tả sản phẩm mới hay không, bạn cần phải test. Sai lầm lớn nhất mà các sellers mắc phải là luôn cho rằng khách hàng sẽ thích những cải tiến của mình, thay vì thử nghiệm kết quả trước rồi mới kết luận. Chính vì vậy, bạn cần test một số mẫu mô tả sản phẩm khác nhau và quan sát phản ứng của khách hàng để có thể chọn được một mẫu tối ưu nhất.
Trên đây là 9 yếu tố không thể bỏ qua khi viết mô tả sản phẩm, giúp tăng time on site và tỉ lệ chuyển đổi cực cao. Đừng bỏ sót yếu tố nào bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!