Private Label vs White Label – Bạn đã nhận thức đúng về 2 khái niệm này?

Private Label vs White Label – đâu là sự khác biệt, trong khi hầu hết mọi người coi 2 khái niệm này tương đương nhau thì số khác lại nói rằng “Nhãn riêng” liên quan đến sản phẩm và “Nhãn trắng” liên quan đến dịch vụ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận thức chính xác các thuật ngữ này.

1. Xem xét lại khái niệm

1.1. Về Private Label

Private Label là mô hình nơi nhà sản xuất hoặc thương hiệu nào đó cung cấp một dòng sản phẩm độc quyền cho một nhà bán lẻ duy nhất. Nhà bán lẻ có thể tùy chỉnh dòng sản phẩm đó theo những cách nhất định, ví dụ như thay đổi về màu sắc, kích cỡ, v.v… Cũng chính nhà bán lẻ sẽ xử lý mọi công đoạn marketing, quảng cáo và xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm đó.

Amazon Basics, nhãn riêng chuyên về văn phòng phẩm, đồ công nghệ và đồ dùng gia đình của Amazon.

Amazon Basics, nhãn riêng chuyên về văn phòng phẩm, đồ công nghệ và đồ dùng gia đình của Amazon.

Ví dụ tiêu biểu về Private Label trên thị trường TMĐT thế giới chính là Amazon Basics, một thương hiệu nhãn riêng của Amazon chuyên cung cấp văn phòng phẩm, phụ kiện công nghệ và đồ dùng gia đình. Tại Việt Nam, có thể kể đến các dòng sản phẩm nhãn riêng của những chuỗi siêu thị nổi tiếng, như rau sạch WinEco của Vinmart hay Choice L của Lotte Mart.

1.2. Về White Label

White Label là hoạt động cung cấp một loại sản phẩm chung cho nhiều nhà bán lẻ cùng lúc, dưới rất nhiều phong cách thương hiệu khác nhau. Với mô hình White Label, nhà cung cấp có thể bán sản phẩm của mình cho rất nhiều đơn vị, dán nhãn thương hiệu của họ. Các đơn vị bán lẻ này cũng được quyền tùy chỉnh một số đặc điểm của sản phẩm để phù hợp với công ty mình.

Thương hiệu mỹ phẩm của Kylie Jenner, cùng với ColourPop, Fourth Ray Beauty, SOL body, đều được cung cấp bởi công ty Seed Beauty.

Thương hiệu mỹ phẩm của Kylie Jenner, cùng với ColourPop, Fourth Ray Beauty, SOL body, đều được cung cấp bởi công ty Seed Beauty.

Có thể áp dụng mô hình White Label với rất nhiều ngành hàng, trong đó phổ biến là các dòng mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện thời trang, đồ dùng thiết yếu. Bạn có biết về thương hiệu mỹ phẩm của người mẫu kiêm nữ doanh nhân nổi tiếng Kylie Jenner? Các sản phẩm thuộc thương hiệu này được cung cấp bởi công ty Seed Beauty, cũng chính là công ty sản xuất mỹ phẩm cho thương hiệu ăn khách ColourPop. Sự khác biệt nằm ở thương hiệu, và có lẽ vì độ nổi tiếng của Kylie Jenner, giá thành sản phẩm của Kylie Cosmetics cũng cao hơn trong khi ColourPop có mức giá khá bình dân.

2. Private Label vs White Label

Để giúp bạn dễ dàng phân biệt hai mô hình này hơn, dưới đây là những điểm giống và khác giữa Private Label và White Label.

2.1. Giống nhau

2.1.1. Bên sản xuất là bên thứ 3

Nhà bán lẻ trong cả hai mô hình Private Label và White Label đều không trực tiếp làm ra sản phẩm của mình. Thay vào đó, họ bán sản phẩm được sản xuất bởi bên thứ ba, có thể là một xưởng sản xuất hoặc một công ty/thương hiệu khác.

Những người kinh doanh Private Label và White Label đều lấy hàng từ bên sản xuất thứ ba.

Những người kinh doanh Private Label và White Label đều lấy hàng từ bên sản xuất thứ ba.

2.1.2. Người kiểm soát các chiến lược bán hàng, quảng cáo

Dù là đơn vị sản xuất ra sản phẩm, nhưng bên thứ ba không đứng tên thương hiệu của mình cho sản phẩm đó, vì vậy họ cũng không tham gia quá nhiều vào chiến lược bán hàng, quảng cáo. Họ cũng có thể đóng góp đôi chút về ý tưởng, nhưng bên phụ trách chính việc kiểm soát các quy trình, chiến lược marketing và sale là nhà bán lẻ. Khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của nhà bán lẻ chứ không phải nhà sản xuất, tức đối tượng của mọi phản hồi, đánh giá từ phía công chúng cũng đều là nhà bán lẻ.

2.1.3. Các sản phẩm “thô” sẽ không mang nhãn hiệu

Private Label và White Label đều là phương thức kinh doanh của các công ty B2B (Business-to-Business, tức là công ty này bán sản phẩm cho công ty khác chứ không phải là cho khách hàng). Điều đó có nghĩa là đối với sản phẩm “thô”, đơn vị sản xuất sẽ không dán nhãn hiệu của mình lên chúng. Khách hàng có thể tiêu thụ sản phẩm của nhà bán lẻ mà chẳng hề hay biết là chúng được cung cấp bởi một bên thứ ba.

Nhà cung cấp cung cấp sản phẩm không dán nhãn hiệu cho nhà bán lẻ, theo mô hình B2B.

Nhà cung cấp cung cấp sản phẩm không dán nhãn hiệu cho nhà bán lẻ, theo mô hình B2B.

2.2. Khác nhau

Sản phẩm nhãn riêng thường là các sản phẩm hiện vật, trong khi nhãn trắng có thể bao gồm các phần mềm hay linh kiện công nghệ phức tạp.

Sản phẩm nhãn riêng thường là các sản phẩm hiện vật, trong khi nhãn trắng có thể bao gồm các phần mềm hay linh kiện công nghệ phức tạp.

Đặc điểm Private Label White Label
Chi phí đầu tư Thường lớn hơn chi phí dành cho White Label. Thường nhỏ hơn chi phí dành cho Private Label.
Tính độc quyền Tính độc quyền cao – sản phẩm Private Label chỉ do duy nhất một đơn vị bán lẻ phân phối. Tính độc quyền không cao – sản phẩm White Label có thể được bán bởi nhiều nhà bán lẻ, dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau.
Khả năng tùy biến sản phẩm Khả năng tùy biến cao – nhà bán lẻ có thể yêu cầu nhà sản xuất tùy chỉnh nhiều đặc tính của sản phẩm theo ý muốn để tạo ra dòng sản phẩm độc đáo, khác biệt, trở thành phiên bản duy nhất trên thị trường. Khả năng tùy biến không cao – nhà bán lẻ được phép tùy chỉnh một số điểm, nhưng hầu hết các đặc tính cơ bản của dòng sản phẩm sẽ được nhà sản xuất giữ nguyên. 
Ngành hàng Dòng sản phẩm có thể áp dụng mô hình Private Label hạn chế hơn, thường là các sản phẩm hiện vật với quy trình sản xuất không quá phức tạp như mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo, phụ kiện, v.v… Có thể áp dụng rộng rãi mô hình White Label lên nhiều ngành hàng, bao gồm cả các dòng sản phẩm hiện vật lẫn sản phẩm công nghệ như phần mềm máy tính, linh kiện điện tử, v.v… 

3. Vậy khi nào nên kinh doanh Private Label? Khi nào nên chọn White Label

Ưu điểm chính của việc ghi nhãn riêng – Private Label là tính độc quyền. Với nhãn hiệu riêng, người bán hàng có cơ hội bán một sản phẩm độc quyền và bớt lo lắng về sự cạnh tranh. Phương án này cũng có tiềm năng tốt về lợi nhuận, ngoài ra, việc bắt đầu kinh doanh cũng dễ dàng hơn mà không cần đầu tư quá lớn, đặc biệt là khi bạn chọn thành công thị trường ngách mục tiêu phù hợp. Nhãn riêng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tập trung vào việc phân phối một loại sản phẩm cụ thể cho một đối tượng cụ thể. Chọn Nhãn riêng khi:

  • Bạn đã thiết kế một sản phẩm.
  • Sản phẩm mà bạn thiết kế vượt trội hơn bất kỳ sản phẩm nhãn trắng nào đang cung cấp.
  • Bạn có ý định tự sản xuất sản phẩm của mình vào một thời điểm nào đó.
  • Bạn cần giảm chi phí sản xuất do khối lượng thấp hoặc giảm chi phí trong việc thiết lập hoạt động sản xuất.
Mỗi phương thức kinh doanh sẽ phù hợp với những trường hợp riêng.

Mỗi phương thức kinh doanh sẽ phù hợp với những trường hợp riêng.

Mô hình nhãn trắng – White Label thậm chí còn dễ dàng hơn và yêu cầu chi phí rẻ hơn, do sản phẩm đã được phát triển và sản xuất sẵn, vì vậy nhà bán lẻ không cần nghiên cứu thêm và lợi nhuận tiềm năng sẽ cao hơn. Nhãn trắng còn hứa hẹn hơn nếu bạn đã có tệp khách hàng lâu đời, khi đó điều duy nhất bạn phải lo là một chiến lược tiếp thị tốt và phần còn lại sẽ do nhà sản xuất thực hiện. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực công nghệ, nơi mà quá trình phát triển giải pháp mới có thể mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm liền. Với nhãn trắng, bạn nhận được một giải pháp hoàn chỉnh, được tùy chỉnh cho nhu cầu kinh doanh của bạn trong thời gian ngắn, ví dụ khoảng một tháng. Bằng cách này, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền gần như ngay lập tức, chỉ cần xây dựng chiến lược kinh doanh và tiếp thị sản phẩm của mình một cách đúng đắn. Chọn Nhãn trắng khi:

  • Bạn muốn tiếp cận thị trường nhanh hơn.
  • Bạn không có ngân sách R&D.
  • Bạn có nhu cầu về thương hiệu nhưng không có sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu đó.
  • Bạn không cần hoặc không muốn phải là một chuyên gia về sản phẩm cụ thể.

4. Khởi động chiến dịch kinh doanh White Label cho riêng mình với ShopBase

Nếu bạn đang ấp ủ những ý tưởng kinh doanh White Label thì mô hình Dropshipping sẽ là hình thức bán hàng PHÙ HỢP dành cho bạn. Và một dropshipping platform như ShopBase sẽ là. người bạn đồng hành HOÀN HẢO cho khởi đầu của bạn!

ShopBase là nền tảng đầu tiên tại Việt Nam được tối ưu cho Dropshipping, POD cũng như White Label, với mong muốn tạo ra môi trường thương mại xuyên biên giới thuận lợi cho cả người bán cũng như người mua. Với tôn chỉ này, đội ngũ ShopBase đã xây dựng một hệ sinh thái ấn tượng với những công cụ được tối ưu: đa dạng lựa chọn giao diện cửa hàng với tuỳ chỉnh linh hoạt, hệ thống ứng dụng ưu việt dành cho quảng cáo – marketing có sẵn, nhiều phương án thanh toán tối ưu, v.v…

ShopBase- Chìa khóa vàng cho người bán Dropship và White Label

ShopBase- Chìa khóa vàng cho người bán Dropship và White Label

Đặc biệt, dịch vụ PlusHub từ ShopBase sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được nhà cung cấp với nguồn hàng chất lượng cao, quản lý fulfillment ngay trên trang quản trị cửa hàng. Cùng với đó là dịch vụ đóng gói hàng hấp dẫn khác như in logo trên bao bì hay thiệp cảm ơn với thương hiệu của riêng bạn. Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận và bán White label đơn giản hơn rất nhiều!

ĐĂNG KÝ SHOPBASE NGAY!

Private Label vs White Label – như vậy tính độc quyền chính là sự khác biệt cơ bản. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có cho mình những phương án kinh doanh phù hợp. ShopBase sẽ luôn đồng hành cùng bạn, hãy liên hệ ngay với ShopBase VIệt Nam để được tư vấn.

SHOPBASE – DROPSHIPPING, PRINT-ON-DEMAND MADE EASY

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *